Tham dự hội thảo có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cùng đại diện các Cục, Vụ chức năng, giám đốc các Ban quản lý (BQL) dự án sử dụng vốn vay ODA của Bộ; Đại diện Ngân hàng Phát triển châu Á –ADB.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đánh giá: trong nhiều năm qua, WB, ADB đã rất tích cực hỗ trợ Việt Nam thực hiện các mục tiêu phát triển thông qua các hiệp định vốn vay ưu đãi ODA. Hiện nay trong lĩnh vực giáo dục có 6 dự án phát triển GDPT đang sử dụng vốn vay ODA; Đây là các dự án quan trọng để phát triển đổi mới GDPT. Trong quá trình triển khai, WB và ADB đã có sự phối kết hợp chặt chẽ với đơn vị thực hiện dự án của Bộ.
Hội thảo này được WB tổ chức để giới thiệu kinh nghiệm quản lý, mô hình quản lý dự án sử dụng vốn vay của ADB và WB đã thực hiện thành công ở Bộ NNPTNT là rất có ý nghĩa với các BQLDA Bộ GD&ĐT. Tham dự Hội thào này có đại diện các Cục, Vụ chức năng, giám đốc BQL các dự án sử dụng vốn vay ODA của Bộ;
Đây sẽ là cơ hội để cán bộ quản lý dự án chia sẻ kinh nghiệm quản lý, học tập những cách làm hay của ADB nhằm áp dụng triển khai trong quá trình thực hiện những dự án của Bộ sử dụng vốn vay ADB và WB; Hướng đến mục tiêu phát huy cao nhất hiệu quả đồng vốn và tiến độ triển khai đúng theo kế hoạch đề ra.
Đại diện của WB tại hội thảo đã đề cập đến các dự án vốn vay của ngành Giáo dục giai đoạn 2003 – 2017, tỷ lệ giải ngân các dự án đều đạt cao. Trong giai đoạn hiện nay đang triển khai có trên 30% dự án được đánh giá là rất hiệu quả, trên 20% hiệu quả còn lại là dự án triển khai với tính hiệu quả theo kế hoạch đề ra, không có dự án nào ít hiệu quả.
Về phía đại diện ADB đánh giá: Các dự án sử dụng vốn vay ADB được thông qua cách đây 5 năm và đang triển khai với tiến độ giải ngân rất tốt. Có dự án được thông qua tháng 5/2015 với hơn nửa thời gian trôi qua và có tiến độ giải ngân rất tốt và sẽ được đánh giá giữa kỳ trong thời gian gần đây.
Tại hội thảo, các đại biểu đã chỉ ra những vấn đề ưu, nhược điểm, khó khăn trong việc áp dụng mô hình quản lý dự án truyền thống theo PMU/PMB, hoặc tích hợp cơ quan Bộ chủ quản/BQL Dự án; Các vấn đề về phối kết hợp giữa các bên, ngân hàng cấp vốn, bên thực hiện, chuyên gia tư vấn, giám sát… dẫn đến các trường hợp bị chậm dự án, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân, hiệu quả đồng vốn
Theo đại diện của WB, mô hình quản lý tích hợp đối với Bộ GD&ĐT không phải là mới, tuy nhiên để các dự án có tiến độ hoàn thành theo những nội dung cam kết trong hiệp định vay vốn ODA với WB, ADB các lãnh đạo Bộ phải thực sự sát sao trong thực thi chỉ đạo, bám sát các mục tiêu cam kết. Những Dự án này phải được coi là chức năng nhiệm vụ của Bộ chứ không phải là vai trò gì mới phát sinh.
Chia sẻ tại hội thảo, ông Đinh Văn Linh – Cán bộ BQL T.Ư các dự án thủy lợi (Bộ NN&PTNT) đã giới thiệu mô hình BQL dự án - CPO của Bộ. Theo mô hình này, khi thực hiện hiệp định vốn vay, Chủ dự án (Bộ chủ quản) sẽ thành lập Ban CPO làm chủ đầu tư dự án, thực hiện các phần việc thuộc phần quản lý của Chủ dự án. Từ đó CPO thành lập các BQLT.Ư các dự án - CPMU;
Trong quá trình điều hành, thực hiện dự án, CPMU sẽ mời các Cục, Vụ của Bộ cử cán bộ giỏi chuyên môn tham gia kiêm nhiệm trong các phòng của CPMU để thực hiện dự án… Các cán bộ không chuyên trách này vừa thực hiện chức năng của đơn vị chủ quản, vừa thực hiện các nhiệm vụ của dự án…