Chia sẻ kinh nghiệm kỹ năng và Thi tay nghề

GD&TĐ - Trong khuôn khổ hợp tác giữa Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc, ngày 28/3 tại Hà Nội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (HDR Korea) đã tổ chức Hội thảo về chia sẻ kinh nghiệm phát triển kỹ năng nghề và Thi tay nghề.

ông Kim In Kon Phó Chủ tịch HDR Korea phát biểu tại hội thảo
ông Kim In Kon Phó Chủ tịch HDR Korea phát biểu tại hội thảo

Hội thảo có sự tham gia của ông Kim In Kon Phó Chủ tịch HDR Korea, cùng các chuyên gia của HDR Korea; Về phía Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có ông Nguyễn Hồng Minh Tổng cục trưởng và lãnh đạo các Vụ, Cục thuộc Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, cùng lãnh đạo một số trường cao đẳng nghề.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe các tham luận về phát triển kỹ năng nghề và chiến lược của Việt Nam và Hàn Quốc; Định hướng đổi mới, nâng cao chất lượng GDNN của Việt Nam đến năm 2020; Hệ thống Trình độ quốc gia Hàn Quốc; Hỗ trợ đào tạo nghề cho doanh nghiệp; các nội dung liên quan đến thi tay nghề. Các bên cũng đồng thời trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm về đào tạo nghề.

Hiện nay, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đang trình Chính phủ phê duyệt Đề án Đổi mới và nâng cao chất lượng dạy nghề đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030. Quá trình triển khai đổi mới của Việt Nam rất cần những kinh nghiệp quý báu của các nước có nền Giáo dục nghề nghiệp tiên tiến trên thế giới. Trong đó có Hàn Quốc là quốc gia có nhiều kinh nghiệm và thành công trong đào tạo và phát triển kỹ năng nghề cho người lao động.

Đánh giá cao những hỗ trợ của HDR Korea trong thời gian qua, Tổng cục trưởng Nguyễn Hồng Minh đề nghị HDR Korea tiếp tục tư vấn, hỗ trợ Việt Nam hoàn thiện hệ thống đánh giá kỹ năng, phát triển kỹ năng nghề, kinh nghiệm hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nghề, hỗ trợ các nội dung thi tay nghề quốc gia, ASEAN và Thế giới. 

Tổng cục trưởng Nguyễn Hồng Minh cũng yêu cầu các Vụ, Cục ghi nhận ý kiến tham vấn của HDR Korea tại hội thảo, đồng thời nghiên cứu và phân tích kỹ các điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống đào tạo, từ đó tham mưu tốt các chính sách thúc đẩy doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.