Chỉ thích cháu trai, mẹ chồng ép con dâu làm việc tàn nhẫn

Biết tin tôi mang thai con gái đầu lòng, chồng tôi vui lắm. Thế nhưng khi nói với mẹ chồng, bà bỗng sa sầm mặt. 

Chỉ thích cháu trai, mẹ chồng ép con dâu làm việc tàn nhẫn

Tôi 30 tuổi mới về làm dâu trong gia đình khá giả. Bố mẹ chồng là dân kinh doanh buôn bán nên rất khéo léo, sắc sảo. Ông bà sinh mỗi chồng tôi nên bao nhiêu tình cảm, vật chất vun vén hết cho anh.

Công việc của tôi không vất vả nhưng thỉnh thoảng hay phải đi công tác xa nhà vài ngày. Mẹ chồng tỏ ý không hài lòng. Bà muốn con dâu nghỉ làm, về phụ giúp mình kinh doanh.

"Con làm văn phòng, lương ba cọc ba đồng, bao giờ mới khá được. Bố mẹ có mỗi thằng Khải, sau này cơ ngơi cũng là của hai vợ chồng. Giờ con học dần đi là vừa", mẹ chồng tôi nói.

Hai tháng sau tôi có bầu. Cả nhà mừng như vớ được vàng. Mẹ chồng nhân cơ hội này, bảo tôi xin nghỉ việc, ở nhà dưỡng thai. Trước sự hối thúc của mẹ chồng, hơn nữa sức khỏe có phần giảm sút nên tôi làm đơn, xin nghỉ việc.

Thời gian đó tôi không phải lo nghĩ gì, chỉ ăn uống điều độ, mua sắm và khám thai. Mẹ chồng ngày nào cũng ra chợ mua đồ tươi ngon, nấu nướng cho con dâu tẩm bổ. 

Được yêu thương, chăm sóc như vậy nên giai đoạn nghén ngẩm, mệt mỏi của tôi trôi qua một cách nhẹ nhàng.

Khi thai được 14 tuần, tôi đến bệnh viện của cô bạn thân khám. Nghe tin em bé trong bụng có thể là con gái, tôi vui lắm, hăm hở về báo cho chồng và mọi người.

Thế nhưng khi nói với mẹ chồng, bà bỗng sa sầm mặt, thay đổi thái độ. Từ hôm đó, bà bắt tôi xuống bếp chuẩn bị ngày 3 bữa cho cả nhà. Đến cuối tháng bà yêu cầu hai vợ chồng đóng góp tiền ăn.

Chồng tôi làm cùng bố mẹ, tiền chi tiêu phụ thuộc ông bà. Tôi lại đang nghỉ việc, có chút tiết kiệm tiêu pha cũng gần hết. Giờ mẹ chồng bảo nộp tiền, chẳng khác nào bắt bí.

Tôi bực nhưng không dám phản ứng, chỉ biết khóc với chồng. Anh kể với mẹ thì tôi bị bà lôi ra mắng mỏ, chì chiết cả ngày, khiến hàng xóm xung quanh cũng nghe thấy.

Hàng xóm rỉ tai, mẹ chồng tôi nói với họ, bà chỉ thích cháu trai. Bà bảo đứa đầu còn chấp nhận con gái nhưng lần sau cũng vậy bà cho mẹ con tôi ra đường.

Thất vọng, nhiều lúc tôi muốn ly hôn, bỏ về nhà ngoại nhưng nghĩ đến đứa con trong bụng, sinh ra vắng cha, tôi lại nhẫn nhịn chịu đựng.

Tôi gần như bị bố mẹ chồng ghẻ lạnh. Lúc này, tôi mới nhận ra rằng chồng mình là người nhu nhược.

Bố mẹ có đối xử tệ bạc với con dâu, anh ngó lơ, coi như không biết. Tôi trách cứ, anh chỉ phân bua: “Anh phận làm con, đâu hỗn láo với bố mẹ được. Em thương anh thì nhịn đi. Mình sống với nhau cả đời, đâu phải ngày 1, ngày 2”.

Mấy tháng cuối, tôi ăn uống kém, thiếu chất, bác sĩ kê thêm vitamin, mẹ chồng kêu tốn kém, không cho uống. Tôi phải gọi cho mẹ đẻ, nhờ bà mua giúp.

Ngày trở dạ, tôi sinh được cô công chúa đáng yêu, bụ bẫm. Ai cũng khen tôi khéo đẻ, con toàn lấy nét đẹp của bố và mẹ. Vậy mà bà nội chẳng thèm ngó ngàng cháu một lần.

Con gái được 1 năm, tôi chẳng may vỡ kế hoạch, dính bầu lần 2. Biết tin con dâu có bầu tiếp, mẹ chồng tôi đi khắp nơi cầu cúng, xin cháu trai. Chồng tôi sốt ruột, giục vợ đi khám.

Tuy nhiên lần này, đứa bé vẫn là con gái. Chồng tỏ ra thất vọng não nề. Tối đi ngủ, anh ấy thở dài: “Đẻ toàn con gái thế này, vợ chồng khó ở với nhau lâu”.

Đêm đó, chồng tôi và mẹ bí mật ra phòng khách thì thầm to nhỏ với nhau. Tôi chết điếng khi bà  khuyên chồng đưa tôi đến bệnh viện phá thai.

Vài năm nữa, hai vợ chồng tính toán, cố đẻ đứa con trai. Không kìm được lòng mình, tôi lao vào, thét lên đầy giận dữ, kiên quyết phản đối.

Chồng bắt đầu quay sang dằn hắt tôi. Tôi nghén ngẩm, nôn ọe, anh nói đầy bạc bẽo: “Tự nhiên chửa làm gì không biết, phải biết kiêng cữ, tránh thai chứ”.

Tôi tủi thân, sụt sịt khóc, anh ta kêu: “Khóc xong thì ngủ đi cho người khác ngủ”. Cực chẳng đã, tôi than thở: “Anh làm khổ em quá”. Chồng tôi nói: “Muốn hết khổ thì em biết mình phải làm gì”.

Giờ tôi rối ren, tuyệt vọng quá, mong độc giả cho tôi lời khuyên. 

Theo Vietnamnet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lực lượng chức năng duy trì công tác tuần tra, kiểm soát khép kín địa bàn. Ảnh: TT

Giữ bình yên trên cao nguyên M’Nông

GD&TĐ - Bước vào thu hoạch cà phê niên vụ 2024, người dân trên cao nguyên M’Nông (Đắk Nông) đang hân hoan phấn khởi vì sản phẩm được giá.