Chi gần 190 tỉ đồng tu sửa trụ sở HĐND và UBND TPHCM

GD&TĐ -  Trụ sở HĐND và UBND TPHCM được HĐND TPHCM phê duyệt chủ trương sửa chữa, cải tạo với tổng kinh phí gần 190 tỉ đồng.

Trụ sở HĐND và UBND TPHCM. (Ảnh: TTXVN)
Trụ sở HĐND và UBND TPHCM. (Ảnh: TTXVN)

Sáng 12/7, HĐND TPHCM phê duyệt chủ trương trên theo tờ trình của UBND TP tại ngày làm việc cuối kỳ họp thứ 10.

Tổng kinh phí sửa chữa, cải tạo trụ sở HĐND và UBND TP (số 86, Lê Thánh Tôn, quận 1) là gần 190 tỉ đồng, được lấy từ ngân sách thành phố.

Thời gian thực hiện trong giai đoạn 2023-2025.

Dự án sẽ sửa chữa, cải tạo 2 khối nhà hiện hữu. Khối nhà A sẽ được bố trí lại, bổ sung trang thiết bị nội thất cho các phòng làm việc. Khối nhà B sẽ được sửa chữa, cải tạo các công trình hiện hữu, sân, đường nội bộ.

Các cửa vòm tầng trệt khối sảnh tòa nhà trụ sở HĐND và UBND TPHCM. (Ảnh: Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM)
Các cửa vòm tầng trệt khối sảnh tòa nhà trụ sở HĐND và UBND TPHCM. (Ảnh: Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM)

Theo UBND TPHCM, trụ sở HĐND và UBND TP vốn được xây dựng và đưa vào sử dụng cách đây hơn 100 năm.

Hiện, tòa nhà bị xuống cấp, hư hỏng; một số phòng làm việc được cải tạo từ các phòng cũ đã xuống cấp, diện tích chưa đảm bảo điều kiện làm việc.

Việc sửa chữa, cải tạo trụ sở HĐND và UBND TPHCM nhằm phục vụ hoạt động chung, đáp ứng yêu cầu làm việc, hội họp. Công trình còn là nơi tổ chức các hội nghị, tiếp các phái đoàn quốc tế.

Đại sảnh ở bên trong tòa nhà trụ sở HĐND và UBND TPHCM. (Ảnh: Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM)

Đại sảnh ở bên trong tòa nhà trụ sở HĐND và UBND TPHCM. (Ảnh: Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM)

Trụ sở HĐND và UBND TP HCM là một trong những công trình kiến trúc cổ điển ở TP, được dự định xây dựng từ năm 1871 với mục đích làm toà nhà hành chính của Pháp, nhưng sau đó, ý định xây dựng rơi vào quên lãng.

Mãi đến cuối năm 1898, tòa nhà được khởi công theo họa đồ của kiến trúc sư Femand Gardès. Công trình có kiến trúc phương Tây, hình dáng mô phỏng theo kiểu lầu chuông ở miền Bắc nước Pháp.

Tòa nhà được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 1909 với tên gọi ban đầu là L'Hotel de ville hay Dinh Xã Tây.

Sau ngày đất nước thống nhất 30/4/1975, tòa nhà được Ủy ban Quân quản TP Sài Gòn - Gia Định tiếp quản, sử dụng làm trụ sở làm việc.

Năm 1976, tòa nhà được sử dụng làm trụ sở của chính quyền TPHCM.

Năm 2020, tòa nhà được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.

Dịp lễ 30/4 và 1/5 vừa qua, TPHCM lần đầu mở cửa tòa nhà, đón hơn 1.500 khách tham quan.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống phòng không Patriot.

Bãi mìn an ninh đối với Mỹ

GD&TĐ - Đại tá đã nghỉ hưu Earl Rasmussen nói rằng gói vũ khí mới của Tổng thống Donald Trump dành cho Ukraine là một bãi mìn an ninh đối với Mỹ.

Nguyễn Duy Phong - học sinh lớp 12A5 Trường THPT Chương Mỹ A (Hà Nội).

Thành tích đáng nể của thủ khoa khối A00

GD&TĐ - Để đạt thành tích cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, Nguyễn Duy Phong nhắc nhở bản thân quá trình học phải nắm vững kiến thức, hiểu bản chất vấn đề.

Các học viên dù đã cao tuổi nhưng rất nỗ lực đến lớp đều đặn.

Sáng đèn lớp học bên sông

GD&TĐ - Những con người đã qua nửa đời người vẫn ngày ngày kiên trì học chữ, vượt sông, vượt núi để mong thoát khỏi bóng tối mù chữ đeo đẳng cả đời.