Chém nhau vì tranh giành đất mộ

GD&TĐ - Hai gia đình xảy ra mâu thuẫn do tranh giành đất mộ, vụ việc xô xát khiến 3 người bị chém trọng thương.

Các nạn nhân đang được cấp cứu tại bệnh viện. Ảnh: Công lý
Các nạn nhân đang được cấp cứu tại bệnh viện. Ảnh: Công lý

Chiều 25/9, Công an huyện Hòa Vang (TP Đà Nẵng) xác nhận trên địa bàn vừa xảy ra vụ việc tranh chấp đất nghĩa địa, hậu quả 3 người bị chém nhập viện.

Thông tin ban đầu, gia đình ông Nguyễn Tấn B. (59 tuổi) và ông Nguyễn H. (35 tuổi) cùng trú tại thôn Hòa Phước, xã Hòa Phú là hàng xóm với nhau. Trước đó, gia đình ông B. có mua phần đất hương hỏa liền kề của nhà ông H. ở nghĩa trang xã Hòa Phú.

Ngày 22/9, gia đình ông H. có người mất được đưa ra nghĩa trang chôn cất. Ông B. cho rằng có sự chồng lấn ranh giời khu đất nhà ông, nên hai bên xảy ra mâu thuẫn.

Đến ngày 25/9, ông B. cùng con trai Nguyễnn Tấn D. (35 tuổi), ra khu vực nghĩa trang kiểm tra thì xảy ra mâu thuẫn với ông H. và em trai là Nguyễn D. hai bên xảy ra xô xát.

Đỉnh điểm, ông H. lấy mã tấu rượt chém 2 cha con ông B. nhiều nhát ở lưng, ngực, gân chân, đứt lìa cánh tay và xương chân phải… khiến hai nạn nhân gục tại chỗ. Riêng ông Nguyễn D. cũng bị chính anh trai ruột lỡ tay chém trọng thương trong lúc truy sát cha con ông B. Các nạn nhân sau đó được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng cấp cứu.

Hiện vụ viêc đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhóm tác giả nghiên cứu bột vỏ sầu riêng làm thức ăn cho vịt giúp nâng cao năng suất và chất lượng vật nuôi.

Vỏ sầu riêng làm thức ăn cho vịt

GD&TĐ - Thức ăn hữu cơ từ bột vỏ sầu riêng lên men giúp vịt mau lớn, tăng sức đề kháng là sản phẩm của nhóm HS Trường THPT Huỳnh Tấn Phát (Bình Đại, Bến Tre).
Ảnh minh họa.

Giá trị của hòa bình

GD&TĐ - Ralph Waldo Emerson từng nói: “Những chiến thắng thật sự và bền lâu là chiến thắng của hòa bình, không phải của chiến tranh”.
Gia đình 3 thế hệ ông Trần Út Nhì vào rừng ăn ong. Ảnh: Nguyễn Thanh Dũng.

Về U Minh Hạ theo chân thợ rừng 'ăn ong'

GD&TĐ - 'Ăn ong' như thế nào để không bị ong đốt, giữ được lượng mật và để ong còn trở về làm tổ, có lẽ chỉ những người thợ rừng lâu năm ở U Minh Hạ mới biết.