Chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ

GD&TĐ - Theo quy định thì người mang thai hộ hay người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ thai sản 6 tháng. 6 tháng này nghỉ này được tính là 6 tháng tuổi của đứa trẻ hay 6 tháng kể từ ngày sinh đứa trẻ? – Nguyễn Băng Tuyền (bangtuyen***@gmail.com).

Chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ

* Trả lời:

Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội quy định:

- Lao động nữ mang thai hộ được hưởng chế độ khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý và chế độ khi sinh con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 34 của Luật này.

Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

(Khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội có nêu: Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng).

- Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.

Căn cứ vào quy định nêu trên và theo thư bạn viết, đối với người mẹ mang thai hộ sẽ đuộc nghỉ chế độ theo Khoản 1 Điều 35; còn đối với người mẹ nhờ mang thai hộ sẽ được hưởng chế độ từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trường TH&THCS thị trấn Mường Lát (Thanh Hóa) được đầu tư xây dựng khang trang. (Ảnh: Thế Lượng)

Hai 'bông hoa' ở trường vùng biên xứ Thanh

GD&TĐ - Hai nữ sinh Trường TH&THCS thị trấn Mường Lát (Thanh Hóa) đã vượt khó, nỗ lực phấn đấu khi đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử và Ngữ văn.