Châu Phi: Lao động trẻ em tăng trở lại sau 2 năm dịch

GD&TĐ - Sau nhiều năm nỗ lực khắc phục tình trạng lao động trẻ em, đại dịch Covid-19 đã đẩy hàng nghìn trẻ em châu Phi trở lại làm việc.

Trẻ em châu Phi làm việc trong các đồn điền ca cao.
Trẻ em châu Phi làm việc trong các đồn điền ca cao.

Các chuyên gia, nhà hoạt động vì quyền trẻ em đang nhóm họp tại Hội nghị Thế giới lần thứ 5 về Xóa bỏ Lao động Trẻ em, Nam Phi, từ ngày 15 đến 20/5 nhằm thảo luận các biện pháp chặt chẽ hơn để bảo vệ trẻ em.

Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), sự gia tăng dân số, khủng hoảng tái diễn, nghèo đói cùng cực và các biện pháp bảo trợ xã hội không đầy đủ đã khiến 17 triệu trẻ em châu Phi cận Sahara, phải bỏ học lao động trong 4 năm qua.

Tổ chức Lao động Quốc tế ước tính trong hơn 72 triệu trẻ em châu Phi cận Sahara, 1/5 hiện đang là lao động trẻ em. Còn các quốc gia châu Phi chiếm hầu hết 160 triệu lao động trẻ em trên thế giới.

Bà Pauline Biyong, Chủ tịch Liên đoàn Giáo dục Phụ nữ và Trẻ em, cho biết: “Lấy ví dụ, luật pháp Cameroon nghiêm cấm lao động trẻ em. Nhưng chúng tôi quan sát thấy ở các thành phố, trẻ em vẫn phải làm lao động”.

Bên cạnh các yếu tố ngoại cảnh tác động, trẻ em châu Phi không được đến trường, phải đi làm từ rất sớm là do cha mẹ bắt ép. Trước vấn đề trên, các chuyên gia kêu gọi chính phủ các nước châu Phi đàn áp hành vi đe dọa này bằng những hình phạt nghiêm khắc.

Bà Lucy Yanana, nhà hoạt động vì quyền trẻ em ở Nigeria, cho biết: Phụ huynh cần hiểu rằng họ phải chăm sóc con cái chứ không phải con cái chăm sóc họ. Họ có thể bị phạt tiền nếu bắt con cái làm việc.

Theo DW

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.