Nếu Ankara phá vỡ thỏa thuận về người tị nạn, châu Âu sẽ bước vào cuộc khủng hoảng di cư mới, phức tạp hơn nhiều.
Thổ Nhĩ Kỳ ra tối hậu thư với EU
Ngày 18/3, những người đứng đầu nhà nước và chính phủ của các quốc gia - thành viên của EU đã nhất trí về một kế hoạch để giải quyết cuộc khủng hoảng di dân, theo đó, tất cả những người nhập cư bất hợp pháp từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Hi Lạp đều phải được trả lại. Đổi lại, mỗi người di cư bất hợp pháp trở về Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được EU chấp nhận 1 người nhập cư Syria hợp pháp từ Thổ Nhĩ Kỳ. Brussels có trách nhiệm cung cấp cho Ankara 6 tỷ euro cho các chi phí lưu trú của người tị nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Yêu cầu hiện nay “không phải là đe dọa” - Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết. Tuy nhiên, Cavusoglu nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ có “biện pháp rất nghiêm khắc” để kiểm soát dòng chảy của những người tị nạn bất hợp pháp. Sau đó, “tất cả phụ thuộc vào việc bãi bỏ thị thực cho công dân của chúng tôi - một phần của thỏa thuận 18/3” - Cavusoglu nhấn mạnh. Cuối cùng, ông Cavusoglu khẳng định: Các thỏa thuận cuối cùng có thể được ký kết vào đầu hoặc giữa tháng Mười, nhưng chúng tôi hy vọng rằng ngày ký kết cụ thể sẽ được công bố.
Đáp lại, người đứng đầu Ủy ban châu Âu Jean - Claude Juncker đã ủy quyền cho người đại diện, khẳng định rằng EU sẽ không chấp nhận bất kỳ tối hậu thư nào. “Nếu Thổ Nhĩ Kỳ muốn du lịch miễn thị thực, họ phải đáp ứng các điều kiện tiên quyết” - thêm vào trong một phát ngôn viên của cuộc họp báo.
Cuộc khủng hoảng di cư mới sẽ bắt đầu?
Vào tháng 5, Ủy ban châu Âu đã thảo luận với Nghị viện châu Âu và Hội đồng châu Âu về khả năng loại bỏ hạn chế thị thực cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ, nếu đến cuối tháng 6 Ankara có thể đáp ứng tất cả các điều kiện cho việc bãi bỏ thị thực. Tuy nhiên, theo Cao ủy châu Âu về Nội vụ, Di cư và Quốc tịch Dimitrios Avramopoulos, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa tuân thủ 5 điều kiện cần thiết cho việc bãi bỏ chế độ thị thực của EU.
Đặc biệt, Thổ Nhĩ Kỳ đã không thực hiện những thay đổi của pháp luật về đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố, chính phủ vẫn có thể sử dụng nó như chống lại bất kỳ kẻ bất đồng chính kiến nào, kể cả các nhà báo chỉ trích chính phủ.
Ngoài ra, sau cuộc đảo chính quân sự thất bại ở Thổ Nhĩ Kỳ vào giữa tháng 7, các cuộc đàn áp của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ không ngừng tăng lên. Điều này gây ra một làn sóng lo ngại của phương Tây về tình hình nhân quyền ở Thổ Nhĩ Kỳ. Vì vậy, Ủy viên châu Âu Gunther Oettinger, cho biết: “Chúng tôi sẽ không có thỏa thuận về du lịch miễn thị thực vào cuối năm nay”. Ông Gunther Oettinger nhấn mạnh thêm rằng Tổng thống Recep Tayyip Erdogan phải trả lời những quan ngại của EU về các nguyên tắc của pháp luật trong nước.
Như vậy, dù thỏa thuận về người di cư đã được ký kết, nhưng cả Ankara và Brussels đều canh chừng nhau trong việc thực hiện. Thậm chí họ còn có những tuyên bố mang tính đe dọa lẫn nhau.
Theo các nhà phân tích, nếu Thổ Nhĩ Kỳ “xé” thỏa thuận với EU thì đó là hành động không khôn ngoan. Trong vấn đề này, cả hai cùng thiệt. Với EU, cuộc khủng hoảng di cư sẽ bước sang giai đoạn mới, căng thẳng hơn. Còn với Thổ Nhĩ Kỳ, toàn bộ những nỗ lực phấn đấu gia nhập EU trong mấy chục năm qua sẽ trở thành công cốc.