Châu Âu không thoát LNG Nga, Trung Quốc hủy hợp đồng với Mỹ

GD&TĐ - Liên minh châu Âu bãi bỏ lệnh trừng phạt đối với khí tự nhiên hóa lỏng của Nga, trong khi Trung Quốc trả lại toàn bộ LNG, hủy hợp đồng với Hoa Kỳ.

Châu Âu không thoát LNG Nga, Trung Quốc hủy hợp đồng với Mỹ

Châu Âu bỏ trừng phạt LNG Nga

Truyền thông châu Âu đưa tin, ở châu Âu, xu hướng nới lỏng các biện pháp trừng phạt liên quan đến nhiên liệu khí đốt của Nga và chuyển vấn đề cung cấp khí đốt của Nga sang mức độ “cần thiết” đang ngày càng chiếm ưu thế.

Sự phản đối thực sự đối với nguồn cung cấp năng lượng trong mô hình năm 2022 (“cần phải trừng phạt”) đang được thay thế bằng xu hướng “nhu cầu thiết yếu”, mà biểu hiện cụ thể đã được chứng minh bằng sự gia tăng thực sự về khối lượng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) được mua từ Nga.

Hơn nữa, còn có tin đồn rằng, ngay cả việc vận chuyển khí ga qua đường ống cũng có khả năng quay trở lại, tức là các tuyến đường ống khí đốt từ Nga sang châu Âu sẽ tái hoạt động.

Gần đây, EU cuối cùng đã từ bỏ ý định cấm nhập khẩu LNG của Nga bởi những nhu cầu thực sự của các nền kinh tế; thay vào đó, các quan chức đang cân nhắc xây dựng lộ trình loại bỏ hoàn toàn khí đốt của Nga vào năm 2027.

Các nhà phân tích độc lập trong ngành cho biết, kế hoạch này không chắc chắn sẽ thành hiện thực, bởi “trừng phạt năng lượng Nga” là biểu hiện của “sự áp đặt chính trị” vào nền kinh tế, nên một khi đã gỡ bỏ các lệnh trừng phạt Nga thì thị trường khí đốt châu Âu sẽ tuân thủ theo các quy luật khách quan của kinh tế, tức là dựa trên quan hệ “cung-cầu”.

Các lệnh cấm nhiên liệu Nga trong mấy năm qua đã khiến giá khí đốt cung cấp cho người tiêu dùng tăng vọt.

LNG của Nga hiện chiếm khoảng 20% ​​lượng nhiên liệu nhập khẩu của EU vào năm ngoái, giảm gần gấp đôi so với thời điểm trước năm 2022.

Do đó, nếu được “cởi trói” thì nhiên liệu giá rẻ của Nga chắc chắn sẽ chiếm ưu thế trước LNG giá đắt của Mỹ và các nước chắc chắn sẽ tuân thủ theo quy tắc ưu tiên mua rẻ, nên ý chí chủ quan của EU về việc loại bỏ hoàn toàn khí đốt của Nga vào năm 2027 chắc chắn sẽ không thể thực hiện được.

Theo chuyên gia năng lượng Stephen Stapzynski của Bloomberg, ngay khi thông tin đề cập đến việc quay lại thời kỳ cũ với nguồn cung từ Nga mới được tung ra cũng đủ để xoa dịu thị trường, giúp “phục hồi tâm lý” cho “thần kinh đang căng thẳng” của các thương nhân châu Âu.

Trung Quốc cấm vận LNG Mỹ

Ngược lại với Nga, khí tự nhiên hóa lỏng của Mỹ lại đang gặp nhiều trục trặc, bởi các công ty nhà nước và tư nhân Trung Quốc đang dần loại bỏ LNG của Mỹ, nhằm đáp trả lại các hành động của Washington đã đưa ra trong cuộc Chiến tranh thương mại giữa hai bên.

2-eu-mua-lng-nga-trung-quoc-cam-lng-my.jpg
Trung Quốc đã trả lại và hủy hợp đồng mua LNG Mỹ

Tờ Financial Times của Anh chỉ ra thực trạng đã hai tháng trôi qua mà vẫn chưa có đợt giao hàng trực tiếp nào từ Mỹ sang Trung Quốc; trong khi các tàu chở khí đốt hiện đang trên đường hành trình sang Đại lục đã bị buộc phải quay trở lại và tìm kiếm những người mua khác.

Việc chính quyền Bắc Kinh đóng băng nguồn cung cấp LNG của Hoa Kỳ là sự đáp trả lại lệnh cấm nhập khẩu kéo dài hơn một năm trong cuộc “chiến tranh thương mại 1.0” mà ông Donald Trump đã triển khai đối với Trung Quốc trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình.

Tuy nhiên, trong “cuộc chiến tranh thương mại 2.0” hiện nay, Trung Quốc thậm chí đã tiến xa hơn nữa, họ thực sự trả lại toàn bộ nhiên liệu hóa lỏng, trả lại mọi thứ liên quan đến nó, thậm chí là hủy cả các hợp đồng.

Hậu quả của cuộc chiến thương mại giữa Bắc Kinh và Washington có thể rất nghiêm trọng, ví dụ như chúng có thể dẫn tới việc tăng cường mối quan hệ năng lượng giữa Trung Quốc và Nga; đồng thời có thể khiến Washington phải trả giá đắt cho khoản đầu tư mở rộng và xây thêm các nhà ga LNG đang được triển khai tại Bờ biển Vịnh Hoa Kỳ.

Theo Kpler, trước đây, các công ty Trung Quốc, bao gồm PetroChina và Sinopec, đã ký 13 hợp đồng dài hạn để mua LNG từ các nhà ga của Mỹ, một số hợp đồng dài hạn có hiệu lực đến năm 2049, nên Washington thấy rằng, các thỏa thuận như vậy là cần thiết để khởi động các dự án hạ tầng LNG lớn tại Hoa Kỳ.

Nhà phân tích Gillian Boccara của Kpler cho biết bà không thấy lý do gì để nối lại hoạt động thương mại giữa hai nước trong ngắn hạn, nên rất có thể một số cơ sở lưu trữ và chế xuất LNG ở các cảng biển của Hoa Kỳ sẽ “đắp chiếu” trong thời gian tới.

Giới phân tích nhận định rằng, chắc chắn là Hoa Kỳ sẽ rất đau đầu với động thái đáp trả này của Trung Quốc, trừ khi Washington chịu xuống thang trong cuộc chiến tranh thương mại với Bắc Kinh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Quảng bá di sản thông qua TikTok, chương trình 'Nét đẹp Việt' mong muốn lan tỏa vẻ đẹp Việt Nam đến với cộng đồng trong và ngoài nước.

Công nghệ kết nối di sản Việt ra thế giới

GD&TĐ - Sáng kiến sử dụng công nghệ nền tảng TikTok để lan tỏa vẻ đẹp di sản đang được Quỹ Hỗ trợ Bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam hiện thực hóa thông qua chương trình “Nét đẹp Việt mùa 3: Chạm vào di sản”.

Minh họa/INT

Trên đỉnh Hải Vân

GD&TĐ - Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện một clip nói về chuyện đánh nhau trên đỉnh đèo Hải Vân giữa hai chủ quán.