Châu Âu cần hơn 14 năm sản xuất bù lại Ukraine bắn 20 nghìn đạn pháo/ngày

GD&TĐ - Một doanh nghiệp Na Uy đã gióng lên hồi chuông cảnh báo liên quan tới tốc độ sản xuất đạn pháo ở các nước thành viên NATO hiện nay.

Châu Âu cần hơn 14 năm sản xuất bù lại Ukraine bắn 20 nghìn đạn pháo/ngày

Cuộc chiến Ukraine sau khi bùng nổ đã gây ra sự gia tăng chóng mặt về nhu cầu vũ khí, trang thiết bị quân sự, từ đó bộc lộ một số vấn đề trong ngành công nghiệp quốc phòng của nhiều quốc gia trên thế giới, liên quan đến chi phí, tốc độ sản xuất các sản phẩm và không có khả năng thích ứng nhanh với nhu cầu ngày nay.

Điều này đặc biệt quan trọng trong ngành công nghiệp đạn dược, nơi các nhà sản xuất đang cố gắng tăng sản lượng sau nhiều thập kỷ trì trệ.

Tuy nhiên như công ty Nammo của Na Uy - một trong những nhà sản xuất đạn dược lớn nhất ở châu Âu cho biết, vấn đề khủng hoảng nguồn cung ngày nay là cực kỳ lớn và gây ra nhiều đe dọa - kết luận này đã được công khai trên trang web chính thức của Quốc hội Na Uy.

Châu Âu thiếu đạn pháo sau thời gian dài đầu tư cho tên lửa và bom dẫn đường.

Châu Âu thiếu đạn pháo sau thời gian dài đầu tư cho tên lửa và bom dẫn đường.

Như công ty quốc phòng Na Uy đã lưu ý, theo ước tính rất dè dặt, nhu cầu về đạn dược của các nước thành viên NATO ở Châu Âu là khoảng 13 triệu viên đạn - điều này có tính đến việc bổ sung dự trữ và dựa trên 30 ngày sẵn sàng chiến đấu.

Đồng thời liên quan đến Ukraine, dữ liệu cho biết như sau: "Ngay từ tháng 3 năm nay, Ukraine đã ghi nhận nhu cầu 600.000 viên đạn pháo mỗi tháng - tương ứng là 7,2 triệu viên đạn mỗi năm".

Lý tưởng nhất là trong một khoảng thời gian khá ngắn, châu Âu sẽ cung cấp ít nhất 20 triệu quả đạn, trong khi theo ước tính của Nammo, các cơ sở tại Cựu lục địa ngày nay chỉ cho phép sản xuất ít hơn 500.000 quả đạn pháo mỗi năm.

Như vậy, chỉ riêng nhu cầu của Lực lượng Vũ trang Ukraine với tốc độ bắn 20.000 viên đạn mỗi ngày, châu Âu phải mất hơn 14 năm.

Nếu hạ xuống 10.000 viên đạn mỗi ngày là hơn 7 năm một chút. Và nói chung, để đáp ứng nhu cầu trong khu vực và sản xuất hơn 20 triệu viên đạn - có thể cần tới 40 năm.

Và điều này dựa trên giả định rằng ngày nay châu Âu đã có tốc độ sản xuất 500.000 viên đạn pháo mỗi năm, mặc dù trên thực tế, tình hình về mặt số lượng có thể tồi tệ hơn một chút.

Ví dụ, báo chí biết rằng vào tháng 2 năm 2023, châu Âu đã duy trì tốc độ sản xuất 300.000 quả đạn pháo mỗi năm, nên khó có khả năng sắp tới con số này có thể tăng mạnh lên 500.000.

Điều đáng nói nữa là tính đến hôm nay, châu Âu vẫn chưa có thời gian giao 1 triệu quả đạn pháo cho Ukraine theo kế hoạch đã xác định vào tháng 3 năm 2023.

Mới chỉ có 30% khối lượng dự kiến, tức là 300.000 quả đạn được giao trong 7 tháng.

Pháo tự hành 2S22 Bogdana của Ukraine sử dụng cỡ nòng 155 mm NATO.

Theo Defense Express

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.