Tại Hàn Quốc, số người tốt nghiệp hiện không kiếm ra tiền, lần đầu tiên, vượt qua con số 3 triệu người – theo con số chính phủ nước này đưa ra hôm 3/2 – tăng 3% so với năm trước.
Hàn Quốc nằm trong số những nước có tỷ lệ người theo học GD bậc cao cao nhất thế giới, khoảng 80%, so với 15 - 40% ở các nền kinh tế phát triển nhất và dưới 15% tại các nước đang phát triển ở châu Á.
“Lý do chính cho tỷ lệ thất nghiệp tăng cao là ngày càng có nhiều SV tốt nghiệp” – Ông Kong – Mi-sook của cơ quan thống kê Hàn Quốc cho biết.
Ông tin rằng số người thất nghiệp có bằng ĐH sẽ tiếp tục tăng lên. Một số quan chức khác của Chính phủ Hàn Quốc cũng nói rằng nguồn cung thừa này sẽ kéo dài 10 năm cho tới khi số nhân khẩu giảm xuống.
Tại Trung Quốc, số việc làm dành cho một tỷ lệ SV tốt nghiệp đã giảm theo từng năm và giới truyền thông ở đây cho rằng số người tốt nghiệp đang vượt qua mức tăng trưởng kinh tế.
Những người có bằng sau ĐH thậm chí lại dễ thất nghiệp hơn những người có bằng ĐH và số người này lại thất nghiệp nhiều hơn người có bằng cấp về đào tạo nghề.
Ấn Độ đã chứng kiến số SV tốt nghiệp thất nghiệp tăng cao trong 2 năm qua, ở đây, cứ 3 người ở độ tuổi tới 29 thì có 1 người thất nghiệp.
Ở Ấn Độ, “những người đã tốt nghiệp dành nhiều thời gian để tích lũy nhiều bằng cấp và cuối cùng nhận ra rằng những tấm bằng này không cấp cho họ hộ chiếu để có được những công việc tốt trong lĩnh vực tư nhân” – GS Craig Jeffrey của ĐH Oxford cho biết.
Theo báo cáo của UNESCO, “số SV thất nghiệp một phần do sự mất cân bằng của nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế suy thoái trong những năm gần đây chắc chắn là nguyên nhân khiến số việc làm giảm xuống, tuy nhiên, việc có nhiều SV ra trường cũng là yếu tố góp phần làm tăng số người thất nghiệp”.
Cho dù nguyên nhân của tình trạng SV thất nghiệp là gì đi nữa thì GD bậc cao và việc cung cấp nhân công không chỉ là vấn đề của ngành GD mà còn là của ngành kinh tế.