Chất lượng không khí tại Hà Nội ở mức "rất không lành mạnh"

GD&TĐ - Sáng 14/1, chỉ số báo cáo chất lượng không khí hàng ngày US AQI của Hà Nội ở mức 228, đây được coi là mức rất xấu, cảnh báo ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Chất lượng không khí tại Hà Nội ở mức "rất không lành mạnh"

Theo website cổng thông tin quan trắc môi trường của UBND TP Hà Nội, nhiều điểm quan trắc chất lượng không khí 6h ngày 14/1 ở ngưỡng đỏ chỉ số AQI ở mức 156, mức màu đỏ (ảnh hưởng tới sức khỏe con người).

Chất lượng không khí tại Hà Nội ở mức "rất không lành mạnh" ảnh 1

Đến 9h mức ngưỡng tím tăng chỉ số AQI lên mức 228 (rất xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người).

Cho đến 10h30 chỉ số chất lượng không khí ở mức không lành mạnh AQI 189 màu đỏ.  

Trong khi đó, lúc 10h chỉ số AQI nhiều nơi tại Hà Nội ở mức màu đỏ cho thấy chất lượng không lành mạnh như Phạm Văn Đồng (AQI 190), Cầu Diễn (AQI 187), Hoàn Kiếm (AQI 195),...

Chất lượng không khí tại Hà Nội ở mức "rất không lành mạnh" ảnh 2

Theo bảng xếp hạng ô nhiễm không khí thế giới, Hà Nội đứng thứ 7 mức đỏ, cảnh báo ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Ứng dụng đo chỉ số chất lượng không khí Airvisual cũng cho thấy, đứng thứ nhất là Nur-Sultan thủ đô của Kazakhstan với AQI 330 mức tím rất xấu.

Ảnh chụp màn hình dữ liệu của IQAir AirVisual lúc 10h30 sáng 14/1.
Ảnh chụp màn hình dữ liệu của IQAir AirVisual lúc 10h30 sáng 14/1.

Hệ thống quan trắc PAM Air với mạng lưới rộng khắp cả nước còn ghi nhận ô nhiễm không khí không chỉ ở Hà Nội mà còn khắp các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ như Thái Nguyên, Hải Phòng, Nam Định, Hưng Yên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh…với mức độ ô nhiễm ở ngưỡng đỏ AQI từ 180 - 194. Cao nhất là Bình Dương với mức đỏ AQI 194 ngưỡng xấu (có hại cho sức khỏe tất cả mọi người); thứ 2 là Vĩnh Phúc với AQI 190 cùng trong ngưỡng xấu.

Cũng theo ứng dụng đo chỉ số chất lượng không khí Airvisual cũng cho thấy, dự kiến trong thời gian tới chất lượng môi trường không khí tại các đô thị phía Bắc vẫn còn ở mức "ngưỡng xấu".

Theo chuyên gia, thời gian xuất hiện ô nhiễm không khí với chỉ số AQI giờ ở mức cao tiếp tục diễn ra chủ yếu vào ban đêm vào sáng sớm. Các nghiên cứu khoa học đã giải thích cho hiện tượng ô nhiễm không khí tại khu vực miền Bắc tăng cao vào ban đêm và sáng sớm, đó là sự kết hợp của các yếu tố như lặng gió, nghịch nhiệt, đối lưu khí quyển thấp làm cho các chất ô nhiễm không thể phát tán lên cao hoặc đi xa.

Với các điều kiện khí tượng bất lợi vào mùa Đông, cộng hưởng với gió mùa Đông Bắc mang theo một lượng lớn bụi từ phía Bắc đến Việt Nam gây ra những ảnh tiêu cực đến chất lượng không khí các tỉnh khu vực phía Bắc.

Một số đợt ô nhiễm không khí có thể sẽ tiếp tục diễn ra, vì vậy người dân cần thường xuyên theo dõi thông tin về ô nhiễm không khí để có các biện pháp ứng phó, giảm thiểu tác động.

Khi tình trạng ô nhiễm không khí diễn ra nên hạn chế các hoạt động ngoài trời vào ban đêm và sáng sớm, đóng các cửa sổ và cửa ra vào, sử dụng loại khẩu trang ngăn được bụi mịn.

Các chuyên gia khuyên rằng, những khẩu trang bình thường không thể bảo vệ con người ở môi trường với hàm lượng bụi đậm đặc trong không khí. Bởi vậy, mỗi người khi tham gia giao thông nên chuẩn bị khẩu trang than hoạt tính để đảm bảo sức khỏe.

Air Visual cũng đưa ra cách bảo vệ trước ô nhiễm không khí tại Hà Nội.
Air Visual cũng đưa ra cách bảo vệ trước ô nhiễm không khí tại Hà Nội.

Đặc biệt, sau khi từ ngoài đường về nhà, người dân nên dùng nước muối sinh lý để vệ sinh sạch sẽ mũi và súc miệng để ngăn ngừa bụi.

Để bảo vệ mắt, có thể đeo kính, vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lí, hoặc hạn chế di chuyển đến các vùng có ô nhiễm không khí.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ