Chất béo làm tăng nguy cơ ung thư

GD&TĐ - Các nhà khoa học đã biết từ nhiều năm rằng chứng béo phì có thể làm tăng nguy cơ ung thư, nhưng bằng cách nào? Hiện nay, nghiên cứu mới cung cấp các đầu mối để làm thế nào tế bào chất béo kích thích các khối u gây ung thư.  

Chất béo làm tăng nguy cơ ung thư

Cornelia Ulrich, thuộc Viện ung thư Huntsman kết luận: "Bệnh béo phì đang gia tăng đáng kể trên toàn thế giới, và cũng được công nhận là một trong những yếu tố chính gây ung thư với 16 loại ung thư khác nhau liên quan đến chứng béo phì".

Để giúp ngăn ngừa căn bệnh này, "chúng ta cần khẩn trương xác định các cơ chế cụ thể liên quan đến béo phì với ung thư", bà nói.

Các nghiên cứu trước đã vạch ra một số nguyên do khiến mỡ có thể đóng một vai trò quan trọng trong ung thư. Ví dụ, béo phì, từ lâu đã liên quan đến căn bệnh làm tăng chứng viêm trong cơ thể.

Béo phì cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của tế bào ung thư và phá hoại hệ thống phòng vệ tự nhiên của hệ miễn dịch, giúp các khối u phát triển và lan rộng.

Nhóm nghiên cứu của Ulrich lưu ý rằng liên kết giữa chất béo và ung thư phụ thuộc vào "nhiễu xuyên âm" - thay đổi tín hiệu hóa học phức tạp trong tế bào. Bằng việc tìm ra những cách để làm gián đoạn "nhiễu xuyên âm" này, chúng ta có thể dẫn đến những cách mới để giúp ngăn ngừa ung thư, các nhà nghiên cứu đặt giả thuyết.

Trong cuộc kiểm tra mới, được công bố vào ngày 5 tháng 9/2017 trong Nghiên cứu Phòng chống Ung thư, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã xem xét dữ liệu từ 20 nghiên cứu hiện có. Các nghiên cứu đã được công bố trong bảy thập kỷ qua, và mỗi nghiên cứu tập trung vào nhiễu xuyên âm tế bào giữa các tế bào mỡ và khối u ác tính.

Trong một số nghiên cứu, một số tế bào mỡ được gọi là "tế bào hạch mỡ" - có thể xâm nhập các tổn thương ung thư và sau đó giúp kích thích sự phát triển của các khối u. Dữ liệu cũng cho thấy những người béo phì mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt hoặc ung thư vú dường như có nhiều tế bào hạch mỡ hơn những người bình thường.

Một số loại tế bào mỡ cũng có nhiều hoạt tính "chuyển hóa", giải phóng nhiều chất kích thích tăng trưởng khối u, theo một đánh giá cho hay.

Ngoài ra, chất béo có thể là màu trắng, nâu hoặc màu be, nhóm nghiên cứu của Ulrich lưu ý. Và những loại chất béo khác nhau có khả năng khác nhau, tùy thuộc vào số lượng và vị trí trong cơ thể. Ví dụ, tổng quan cho thấy mô mỡ trắng có liên quan đến chứng viêm và hậu quả xấu hơn đối với phụ nữ bị ung thư vú.

Vị trí của chất béo trong cơ thể cũng ảnh hưởng đến cách thức nó tác động đến một số loại ung thư. Các mô chất béo thường nằm liền kề với ung thư đại trực tràng và ung thư trực tràng, nhóm nghiên cứu cho biết, và nó là môi trường trực tiếp của khối u vú.

Theo nhóm nghiên cứu, các nghiên cứu trong tương lai có thể giúp các bác sĩ tìm ra cách làm gián đoạn các quá trình thúc đẩy sự phát triển của khối u bằng cách ảnh hưởng đến chất béo gần đó.

Ulrich cho biết: "Chúng tôi mới chỉ bắt đầu làm sáng tỏ cách nhiễu xuyên âm xảy ra và các chất có liên quan. Chúng ta càng hiểu quá trình này, chúng ta càng có thể xác định mục tiêu và chiến lược giảm gánh nặng của bệnh ung thư do béo phì."

Hai chuyên gia về béo phì đồng ý rằng đây là nghiên cứu rất quan trọng.

Tiến sĩ Mitchell Roslin, giám đốc phẫu thuật cho bệnh nhân béo phì tại Bệnh viện Lenox Hill ở thành phố New York cho biết: "Béo phì sẽ vượt qua hút thuốc lá và trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư.’

Ông nói: " Điều chỉnh dinh dưỡng thích hợp và duy trì cân nặng hợp lý là việc làm vô cùng cần thiết cho sức khoẻ. Béo phì gần như ảnh hưởng đến hầu hết mọi khía cạnh của cơ thể, tuy nhiên, không phải theo cách tích cực."

Tiến sĩ Raymond Lau là một nhà nội tiết học tại Bệnh viện NYU Winthrop ở Mineola, NY. Ông nói rằng: "Từ lâu đã có một mối liên hệ giữa chứng béo phì và nguy cơ ung thư. Có nhiều bằng chứng cho thấy sự viêm nhiễm là mối liên kết chung giữa hai trạng thái bệnh này và đánh giá của bài viết cũng đã giúp củng cố mối quan hệ này. "

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ông Phạm Văn Quang đi xác minh hoàn cảnh học sinh để hỗ trợ.

'Già làng khuyến học' đất Cà Mau

GD&TĐ - 77 năm tuổi đời, ông Phạm Văn Quang đã có 30 năm gắn bó với công tác khuyến học, khuyến tài tại huyện Thới Bình (Cà Mau).

Sinh viên năm thứ nhất ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng với buổi học nhập môn tại Trạm xử lý nước thải Phú Lộc, TP Đà Nẵng. Ảnh: NTCC

Giữ sinh viên ở lại với nghề

GD&TĐ - Để SV năm thứ nhất hứng thú trong học tập, nhiều trường học đã có những hoạt động dạy - học gắn với thực tế tại doanh nghiệp, đơn vị sản xuất…