Chào mừng đến với tương lai, nơi quan tòa và luật sư sẽ... mất việc

Vì lúc này, robot sẽ ngồi ở vị trí thẩm phán để xét xử phạm nhân.

Chào mừng đến với tương lai, nơi quan tòa và luật sư sẽ... mất việc

Với tốc độ phát triển của khoa học công nghệ hiện nay, sẽ chẳng có gì xa vời khi nghĩ rằng trong tương lai, robot sẽ thay thế con người làm rất nhiều công việc.

Nhưng thay thế cả việc công việc xử án của quan tòa thì cũng hơi... quá đà. Vậy mà theo một nghiên cứu mới đây thì trong tương lai, các dạng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ phát triển đến mức có thể xét xử khoảng 79% số vụ án hiện nay.

Chao mung den voi tuong lai, noi quan toa va luat su se... mat viec - Anh 1

Cụ thể, đó là nghiên cứu do các chuyên gia thuộc ĐH College London - UCL, ĐH Sheffield (Anh) và ĐH Pennsylvania (Mỹ). Tiến sĩ Nikolaos Aletras - chủ nhiệm nghiên cứu tại UCL cho biết: "Thực ra không nhất thiết máy móc phải thay thế luật sư hay quan tòa, nhưng nhiều vụ án sẽ được rút ngắn thời gian hơn nếu robot đứng ra xét xử. Các AI cũng sẽ là công cụ rất hữu ích để xác định xem những hành vi nào có thể vi phạm nhân quyền một cách nhanh chóng".

Các chuyên gia hiện đang sử dụng các thông tin được công bố trong Công ước châu Âu về Nhân quyền (ECtHR). "Lý tưởng nhất là chúng tôi sẽ thử nghiệm thuật toán mô phỏng một phiên tòa dựa trên các thông tin được công bố, nhưng vì hạn chế quyền truy cập nên có lẽ chỉ dùng được các bản tóm tắt thôi" - tiến sĩ Vasileios Lampos - đồng chủ nhiệm nghiên cứu cho biết.

Đội nghiên cứu dựa trên thông số từ 584 vụ án có liên quan đến công ước, sau đó đưa vào AI để tìm ra quy luật. Kết quả do AI đưa ra sẽ phụ thuộc vào ngôn ngữ và hoàn cảnh nhập vào, với độ chính xác lên tới gần 80%.

Chao mung den voi tuong lai, noi quan toa va luat su se... mat viec - Anh 2

Tiến sĩ Lampos cho rằng: "Chúng tôi hy vọng công cụ này có thể giúp các phiên tòa cấp cao trở nên hiệu quả hơn. Nhưng để thành hiện thực, chúng tôi cần thêm nhiều dữ liệu, tăng quyền truy cập vào các tài liệu của tòa án, và thử nghiệm lại nhiều lần nữa".

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí PeerJ Computer Science.

Theo Trí Thức Trẻ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.