Chàng trai người Tày khởi nghiệp từ nuôi lợn rừng tại Tuyên Quang

GD&TĐ - Phát huy tinh thần dám nghĩ, dám làm anh Lâm Tiến Lộc (SN 1996) đã nỗ lực vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.

Anh Lâm Tiến Lộc bước đầu thành công với mô hình nuôi lợn rừng tại Tuyên Quang
Anh Lâm Tiến Lộc bước đầu thành công với mô hình nuôi lợn rừng tại Tuyên Quang

Quyết tâm lập thân, lập nghiệp

Năm 2020 sau khi tìm hiểu về mô hình nuôi lợn rừng chàng trai người dân tộc Tày Lâm Tiến Lộc trú tại xã Thành Long, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang đã bắt tay vào nuôi thử nghiệm. Nhận thấy giống lợn này có nhiều ưu điểm so với giống lợn thịt mà người dân đang nuôi, anh Lộc đã mạnh dạn vay vốn từ ngân hàng chính sách địa phương để nhân rộng mô hình và phát triển kinh tế.

Chia sẻ về những ngày đầu xây dựng mô hình nuôi lợn rừng, anh Lộc cho biết: khi lựa chọn phát triển mô hình chăn nuôi này, tôi cũng hơi lo lắng, vì từ trước tới nay, ở địa phương chưa có ai làm. Tuy nhiên được sự ủng hộ và giúp đỡ của gia đình, anh đã lặn lội đi đến các tỉnh Thái Nguyên, Thanh Hóa... để tìm tòi, học hỏi và tìm hiểu về cách chăn nuôi, chăm sóc, thị trường tiêu thụ và giá thành sản phẩm.

Theo anh Lộc, nuôi lợn rừng có rất nhiều ưu điểm, bởi đây là giống vật nuôi có sức đề kháng cao, có khả năng chống chọi với thời tiết khắc nghiệt, phù hợp với điều kiện ở địa phương. Bên cạnh đó, lợn rừng không kén thức ăn nên khi nuôi có thể tận dụng được những nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương như chuối, ngô, khoai, sắn… Mô hình này rất phù hợp với những hộ nghèo, cận nghèo vì chi phí đầu tư thấp, ít rủi ro.

Anh Lộc cho biết thêm, về kỹ thuật chăn nuôi, cần đảm bảo yêu cầu như chuồng trại cao ráo, khô, thoáng, sạch sẽ, ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, không tiếp xúc trực tiếp với mặt đất để tránh mầm bệnh. Bên cạnh đó, để đàn lợn phát triển tốt, cần lưu ý vệ sinh chuồng trại, sử dụng nguồn thức ăn, nước uống sạch sẽ. Nhờ thực hiện đúng quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi, đàn lợn sẽ hạn chế bị nhiễm bệnh, sinh trưởng phát triển tốt.

Trái ngọt từ những khó khăn

Vừa học hỏi, vừa bắt tay vào làm, anh Lộc đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm từ thực tế. Đến nay, sau hai năm triển khai, mô hình nuôi lợn rừng của anh Lộc ngày càng phát triển, có thời điểm đàn lợn rừng lên đến 50 - 80 con.

Anh Lộc cho biết: Với khoảng 5 con lợn mẹ mỗi năm sẽ sinh sản 2 lứa, mỗi lứa từ 8-10 con, anh lựa chọn những con giống tốt bán cho người dân địa phương và các vùng lân cận, còn những con lợn chưa đủ tiêu chuẩn giống, anh đầu tư vào nuôi và xuất bán lợn thịt.

Hiện nay, giá lợn rừng thương phẩm dao động từ 130.000 đồng – 150.000 đồng/ kg, cao hơn khá nhiều so với giá lợn thịt lợn nuôi thông thường. Ngoài ra gia đình anh cũng nuôi thêm 50 con gà, ao cá xen lẫn với các loại cây như chuối, rau,… để có nguồn thức ăn cho gà, cá và lợn.

Có thể nói, mô hình nuôi lợn rừng đã đem lại thu nhập ổn định cho gia đình anh Lộc, mỗi năm thu về trên 300 triệu đồng, trừ chi phí gia đình anh thu lãi trên 150 triệu đồng.

Bên cạnh phát triển kinh tế của gia đình, anh Lộc còn tạo công ăn việc làm cho một số người dân trên địa bàn thông qua các công việc như thu mua nguyên liệu để làm thức ăn chăn nuôi, qua đó giúp người dân có thêm thu nhập để ổn định cuộc sống.

Ông Nguyễn Văn Hùng Chủ tịch Hội Nông dân xã Thành Long, cho biết, anh Lộc còn trẻ tuổi nhưng dám nghĩ, dám làm, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế của địa phương.

Sau hơn 2 năm triển khai, có thể nói, đây là mô hình phát triển chăn nuôi đạt hiệu quả cao nhất trên địa bàn hiện nay, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình. Đồng thời, mô hình đã đạt kết quả tốt cả về hiệu quả kinh tế và xã hội, tiềm năng nhân rộng trên địa bàn trong vùng và các địa phương khác để góp phần cung cấp cho thị trường sản phẩm thịt lợn chất lượng giá trị cao.

Nhờ sự tâm huyết với công việc, biết tiếp thu và ứng dụng kỹ thuật trong chăn nuôi, anh Lộc đã thành công với hướng đi mới của mình tạo ra nguồn thu nhập cao từ trang trại nuôi lợn rừng. Với những đóng góp cho sự phát triển kinh tế địa phương, Anh Lâm Tiến Lộc được UBND huyện cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chí kinh tế trang trại và được chính quyền xã Thành Long, bà con nhân dân đánh giá cao.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.