Gần đây, một bệnh viện ở Vũ Hán, Trung Quốc tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân là một thanh niên trẻ mới 32 tuổi. Anh chàng đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe sau khi nhận thấy số lần đi tiểu một ngày giảm đột ngột đồng thời vùng bụng sưng to bất thường.
Sau khi các bác sĩ tiến hành xét nghiệm, kiểm tra kỹ lưỡng đã kết luận chàng trai trẻ tuổi bị suy thận cấp và cần được chạy thận nhân tạo.
Các triệu chứng ban đầu của suy thận cấp là lượng nước tiểu ít hoặc không có. Sau đó bệnh nhân có thể buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và ăn không ngon miệng.
Trong y học, quá trình suy thận gồm có 3 nhóm yếu tố chính là trước thận, tại thận và sau thận, trong đó, tiền thận thường do sự lưu thông máu không hiệu quả; tại thận là hiện tượng cầu thận cấp; sau thận gây tắc nghẽn đường bài niệu.
Sau quá trình chẩn đoán, các bác sĩ đã loại bỏ nhóm yếu tố thứ 1 và thứ 3. Họ nhận thấy trọng lượng cơ thể của bệnh nhân 32 tuổi này vượt quá trọng lượng tiêu chuẩn đối với người bình thường. Kết quả kiểm tra máu của anh ta thể hiện chỉ số axit uric trong máu là quá cao. Đồng thời bệnh nhân cũng có bệnh án tại bệnh viện với bệnh Gout cách đây 2 năm.
Về phía bệnh nhân, chàng trai 32 tuổi cho biết, bản thân anh đặc biệt thích các món ăn liên quan đến nội tạng động vật, đặc biệt là lòng gà và gan gà. Ngoài ra anh còn đều đặn uống thực phẩm chức năng trong nhiều năm với hi vọng các sản phẩm này có thể bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Chỉ mới 32 tuổi nhưng chàng trai đã mắc suy thận cấp tính
Sau khi phân tích kỹ thói quen ăn uống hằng ngày và nghiên cứu bệnh án, bác sĩ đã tìm ra được nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy thận chính là do ăn quá nhiều nội tạng động vật và uống thực phẩm chức năng.
Vì sao 2 thói quen này lại gây suy thận cấp?
Bác sĩ cho biết bệnh nhân ăn quá nhiều nội tạng động vật và đồ có nhiều chất đạm như gan gà, lòng hay hải sản. Những đồ ăn này chứa rất nhiều đạm và làm ra tăng axit uric có trong cơ thể bệnh nhân gây tổn hại đến thận. Việc sử dụng trong suốt một thời gian dài đã làm lượng axit uric trong máu vượt quá ngưỡng cho phép.
Ăn nhiều nội tạng động vật gây hại cho sức khỏe
Ngoài ra thói quen sử dụng quá nhiều thực phẩm chức năng trong vài năm trở lại đây cũng là nguyên nhân. Vì muốn cải thiện sức khỏe, bệnh nhân đã nạp rất nhiều thực phẩm chức năng vào cơ thể mà không hề hay biết rằng trong thực phẩm chức năng còn những chất tồn dư sẽ lắng đọng trong cơ thể. Lâu dần chúng sẽ tích tụ và phá hoại chức năng thận.
Sau khi được bác sĩ phân tích rõ nguyên nhân gây bệnh cùng với quá trình điều trị kết hợp với việc ăn uống thanh đạm. Chàng trai trẻ nghiêm túc làm theo và sức khỏe đã có những chuyển biến tốt.
Người bị suy thận nên và không nên ăn gì?
Nên ăn:
Chế độ dinh dưỡng của người bệnh suy thận rất quan trọng, mặc dù bị hạn chế nhiều loại thực phẩm nhưng các nguồn thực phẩm tự nhiên lại là nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho người bệnh.
- Gia vị: cần ăn nhạt (không ăn quá 2 – 4g muối/ ngày), cẩn trọng khi chọn thực phẩm chế biến và thực phẩm ăn sẵn.
- Tinh bột: miến dong, gạo xay trắng, bột sắn dây, khoai sọ, khoai lang, bún, hủ tiếu, phở… những loại này có hàm lượng đường thấp.
- Chất đạm: thịt, cá, trứng, sữa. Nhưng tùy theo giai đoạn suy thận mà chọn những thực phẩm có lượng đạm phù hợp.
- Chất béo: dầu thực vật (dầu mè, dầu đậu nành, dầu oliu…), mỡ cá.
- Chất xơ, vitamin: ở giai đoạn nhẹ, người bệnh có thể sử dụng đa dạng các loại rau củ quả có màu xanh, đỏ, tím, vàng.
Khi bị suy thận nên tránh ăn gia vị quá đậm
Nên tránh:
Khi bị suy thận, bạn sẽ phải tuân theo một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt và cần được giới hạn đặc biệt về muối và chất đạm, điều này giúp người bệnh giảm được lượng chất thải mà cơ thể tạo ra từ đó giảm bớt gánh nặng cho thận.
- Thịt: gà, thịt ngỗng, thịt thú rừng, thận heo, nội tạng động vật (người bệnh suy thận tiểu ra máu và hàm lượng axit uric cao).
- Hải sản: cua, cá trích, cá sú vàng, cá cơm, sò…
- Trái cây: cam, chanh, quýt, bưởi, chuối, dưa hấu, dứa, nho, đào, lựu…
- Rau củ quả: măng tre, gừng, rau bina, đậu đỗ, lạc, vừng, hạt điều, hạt dẻ…
Ngoài ra, người bệnh cần phải kiêng các thực phẩm cay nóng (làm tăng nhiệt cơ thể), thực phẩm chứa nhiều Kali (trường hợp bị tăng Kali máu), phốt pho, chất béo…