Chặng đường gian lao vươn tới chuẩn quốc tế

Chặng đường gian lao vươn tới chuẩn quốc tế

Tâm sự của người trong cuộc

Tham gia làm chuẩn quốc tế các ngành đào tạo với nhiều trường đại học có thâm niên đã là khó thì với một trường đại học non trẻ công việc này còn khó hơn nhiều. TS Diệp Thanh Tùng – Trưởng khoa Kinh tế - Luật, cho biết: “Sau 2 năm trường được nâng cấp từ cao đẳng lên đại học, Ban Giám hiệu nhà trường đã giao cho chúng tôi nhiệm vụ tìm đến đích là chuẩn quốc tế. Sau khi tham khảo nhiều chương trình, chúng tôi lựa chọn tham gia thực hiện kiểm định theo tiêu chuẩn FIBAA là một tổ chức bảo đảm chất lượng của chính phủ Thụy Sĩ.

Nhiệm vụ của FIBAA là kiểm định, đánh giá và phát triển các tổ chức, chương trình giáo dục trên thế giới. Thời gian để tổng hợp thông tin và viết báo cáo mất khoảng gần 1 năm. Tuy nhiên, tính cả thời gian mà khi chương trình bắt đầu từ năm 2007 đến bây giờ là 12 năm. 12 năm này là một quá trình liên tục cải tiến chất lượng”.

TS Tùng chia sẻ: Thứ nhất là về chương trình đào tạo: Trung bình 2 năm một lần khoa Kinh tế - Luật sẽ tiến hành một đợt cải tiến mới. Đợt cải tiến này nhằm ghi nhận ý kiến của các bên liên quan về chương trình đào tạo bao gồm doanh nghiệp, sinh viên, cựu sinh viên, các giảng viên từ các cơ sở đào tạo đáp ứng ngày càng tốt hơn đối với những thay đổi của nhu cầu về thị trường lao động. Tiếp đến là bổ sung phòng học, các trang thiết bị hiện đại, thư viện, ký túc xá.

Như phòng thực hành trọng điểm nghiệp vụ ngoại thương, phòng kế toán mô phỏng, phòng thực hành nghiệp vụ ngân hàng – core-banking. Điểm đặc thù của những phòng thực hành này là bên cạnh trang thiết bị hiện đại thì dữ liệu sử dụng cho sinh viên thực hành là thực từ nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau. Nội dung cải tiến tiếp là về chất lượng của đội ngũ giảng viên đáp ứng được tiêu chuẩn kiểm định của FIBAA.

“Thật đáng mừng là chúng tôi đã đạt kết quả theo chuẩn FIBAA với 5 nhóm tiêu chuẩn: Mục tiêu đào tạo; Các hoạt động tuyển sinh; Cấu trúc và nội dung của chương trình; Môi trường giảng dạy và đội ngũ giảng viên, và cuối cùng là các điều kiện về bảo đảm chất lượng. Năm nhóm tiêu chuẩn này được cụ thể hóa thành hơn 50 tiêu chí” - TS Tùng cho biết.

Vượt khó đạt chuẩn AUN-QA

Theo TS. Lâm Thái Hùng, Trưởng khoa Nông nghiệp, Thủy sản - Đại học Trà Vinh: Chọn ngành thủy sản và thú y là sự quyết định đầu tư chương trình phù hợp với yêu cầu tiêu chuẩn AUN-QA version 3.0 từ 59 chương trình đào tạo bậc đại học hiện có của TVU. Để tham gia kiểm định theo tiêu chuẩn AUN cần phải đáp ứng các yêu cầu: Số khóa học đã tốt nghiệp (phải đạt tối thiểu 4 khóa tính từ thời điểm hoàn chỉnh báo tự đánh giá); Cơ hội việc làm của chương trình thể hiện qua tỷ lệ SV có việc làm sau tốt nghiệp; Sự hài lòng của đơn vị sử dụng lao động và sự chấp nhận của xã hội về chuyên ngành; Tỷ lệ giảng viên có học vị tiến sĩ tham gia xây dựng chương trình và giảng dạy chương trình tối thiểu 50%, có những công bố quốc tế và tham gia các hoạt động xã hội thông qua hỗ trợ cộng đồng.

Trong quá trình chuẩn bị cho công tác kiểm định AUN-QA cho 2 chương trình cần giúp cho người đánh giá thấy được tổng quát cả về khâu thiết kế chương trình, phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá, sự hỗ trợ cho sinh viên trong quá trình học tập, sinh hoạt, cơ sở vật chất đáp ứng cho chương trình được thiết kế, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp và sự hài lòng của nhà tuyển dụng.

Chính vì vậy, ban đầu tiếp cận chuẩn AUN-QA nhóm chuẩn bị của Khoa Nông nghiệp, Thủy sản gặp nhiều khó khăn, trong đó: Các công việc thực hiện trong đào tạo và các hoạt động theo AUN đều phải được thể hiện đầy đủ theo vòng P-D-C-A (kế hoạch - hành động - kiểm tra, đánh giá - cải tiến) và đòi hỏi các minh chứng để lại.

Rất nhiều hoạt động có triển khai của khoa và nhà trường liên quan nhưng không để lại minh chứng và đặc biệt các hoạt động cải tiến hiệu quả hoạt động nhưng chưa thể hiện đầy đủ bằng văn bản ghi nhận. Khoa Nông nghiệp, Thủy sản đã chủ động sắp xếp thời gian, chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan để hỗ trợ theo từng mảng công việc trong báo cáo tự đánh giá ‎và minh chứng.

Cùng với đó, các giảng viên có kinh nghiệm cùng chia sẻ và bàn bạc những khó khăn trong quá trình viết của nhóm viết báo cáo để cùng nhau tháo gỡ và tạo nên nhất trí cao trong nhóm để hỗ trợ kịp thời cho từng thành viên trong thời gian viết. Đặc biệt, khoa lập 1 tổ chuyển gia bảo đảm chất lượng để theo dõi, giúp đỡ các đơn vị thực hiện duy trì, cải tiến AUN và sự hỗ trợ, định hướng một cách rõ ràng, hướng dẫn có lộ trình với từng tiến độ để người thực hiện hiểu rõ và thực hiện.

PGS.TS Phạm Tiết Khánh: “Để đạt chuẩn AUN-QA, nhà trường thường xuyên giám sát, đôn đốc các bộ phận thực hiện, tránh trường hợp thiếu minh chứng với đối tác. Chúng tôi xây dựng quy định, quy chế riêng cho các chương trình thực hiện theo tiêu chuẩn AUN để giảng viên có thể thực hiện từ đề cương, rubric, E-learning. Có thanh tra, kiểm tra thường xuyên và thống nhất theo tiêu chuẩn AUN hoặc ISO. Cùng với đó là thực hiện các buổi tập huấn và thảo luận thường xuyên nhằm cải tiến phương pháp giảng dạy và phương pháp đánh giá. Chúng tôi cũng thường xuyên cập nhật các tiêu chí của AUN để chỉnh sửa, cải tiến và chuẩn bị minh chứng cho phù hợp; Thực hiện các buổi hội thảo, khảo sát thường xuyên để cập nhật và chỉnh sửa chương trình theo định kỳ; quan tâm, đôn đốc và theo dõi từ Ban Giám hiệu nhằm tạo động lực thực hiện toàn trường”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

IVES hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

IVES hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

Trường THCS-THPT Lê Quý Đôn và Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES) phối hợp tổ chức chương trình 'Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT – Khối 10'.