Chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi như thế nào?

Mới thế là bé nhà bạn đã được 1 tháng rồi. Dù đã dần quen với cách chăm sóc cho bé, nhưng khi bé được 4 tuần tuổi mẹ nên chăm sóc trẻ thế nào?

Chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi như thế nào?

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi như thế nào?

So với 3 tuần trước, giờ đây bé đã cứng cáp hơn rất nhiều và các mẹ cũng đã đỡ “vất vả” hơn trước rất nhiều. Nhưng khi trẻ được 4 tuần tuổi, các mẹ nên lưu ý những gì khi chăm sóc trẻ sơ sinh?

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi

1. Hãy chú ý đến việc cho bé bú

Đến tháng thứ 1 này, các mẹ vẫn duy trì cho con bú sữa mẹ và cho bé bú theo nhu cầu. Thông thường mẹ nào cũng sẽ có đủ sữa cho con bú, ít nhất trong 6 tháng đầu đời, vì thế cũng không cần thiết cho con bú sữa ngoài. Nhiều mẹ nghĩ sữa mẹ ít chất, con bú nhanh đói nên lại cho con bú thêm sữa công thức là không nên.

Tuy nhiên, nếu các mẹ không muốn bị thiếu sữa thì các mẹ có thể bắt đầu vắt sữa, trữ ra bình cho bé bú. Nếu mẹ vẫn ở nhà và chưa đi làm trong 6 tháng, mẹ vẫn nên cho bé bú trực tiếp để tăng tiết sữa và tăng tình cảm mẹ con. Có thể cho bé bú bình khi mẹ đi ra ngoài hoặc mẹ nhờ người thân cho bé bú bình vào ban đêm.

Cham soc tre so sinh 4 tuan tuoi nhu the nao? - Anh 1

Chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi cần phải lưu ý những gì?

Để có một lượng sữa đủ để cung cấp cho các bé thì các mẹ lưu ý là phải giữ chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều nước, không cần kiêng khem thái quá, tránh ăn những đồ lạnh, đồ cay hoặc chua là được.

.2. Hãy chăm sóc tới giấc ngủ của bé

So với những giai đoạn khác, thì khi bé được 1 tháng tuổi, bé sẽ bú đêm nhiều hơn. Nhiều người vẫn nghĩ rằng khi cho bé ngủ chung cùng bố mẹ sẽ làm cho bé “bện hơi”, tuy nhiên đó là điều không một ai có thể khẳng định.

Do vậy mà để tránh nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh, mẹ nên cho bé ngủ chung giường trong 6-12 tháng đầu đời. Khi ngủ chung, mẹ cũng có thể nhờ sự giúp đỡ của bố những khi cho bé bú nằm. Mẹ vừa được nghỉ ngơi và không quá vất vả.

3. Hãy dành thời gian để chơi với bé

Nếu mẹ cho bé nắm sấp thì đến tháng này, bé có thể ngẩng đầu lên nếu mẹ cho bé nằm sấp. Mẹ có thể chơi với bé bằng nhiều cách như:

+ Cho bé nằm sấp, rồi đặt một quả bóng phía trước bé. Theo phản xạ, bé sẽ bị hấp dẫn bởi “vật thể lạ” và ngóc đầu dậy. Trò chơi này vừa tập cho bé cứng cổ, lại vừa giúp bé phát triển khả năng phản xạ.

+ Ngoài ra, mẹ cũng có thể đặt những khối xếp hình hoặc các đồ vật màu sắc tươi sáng khác. Đa phần các bé cực kỳ vui thích với trò chơi này vì được mở rộng tầm nhìn. Tuy nhiên, các mẹ cũng nên lưu ý chỉ chơi trò này trong khoảng 5 phút thôi nhé.

4. Nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho bé

Đối với trẻ 4 tuần tuổi thì nguồn dinh dưỡng cần thiết nhất trong lúc này đối với các bé đó chính là sữa mẹ. Nhưng nếu các mẹ cho con bú sữa mẹ bạn sẽ thấy nguồn sữa mẹ ít hơn vào buổi chiều. Nhưng để cho lượng sữa của mẹ nhiều và giữ mức ổn định thì các mẹ nên nghỉ ngơi hoặc ngủ trưa có thể giúp tăng lượng sữa mẹ.

Trong một số trường hợp nếu bé có ọe ra một ít sữa sau mỗi cử ăn, thì bạn không cần lo lắng. Bởi, chiếc van đậy dạ dày thường dãn ra một chút sau ăn nên sữa dễ trào ngược lên thực quản. Do đó, bạn nên tập thói quen để khăn tay gần chỗ bé ọe sữa. Vấn đề này không có gì lo lắng trừ khi con bạn không lên cân hoặc chậm tăng trưởng do nôn ói nhiều.

5. Chú ý giấc ngủ của bé

So với những giai đoạn trước thì ở tuần này, bé thích thức lâu hơn sau mỗi cữ ăn. Tính cách và tính khí của bé đã bộc lộ rõ ngay cả giai đoạn sớm này. Một số bé tự nhiên trở nên yên lặng, trầm tĩnh và nói chung là dễ “đoán ý” hơn các bé khác. Một số bé thích gây chú ý, thích được ôm ấp và trấn an hơn. Ở tuổi này, bé không biết cách điều chỉnh cảm xúc nên rất cần sự giúp đỡ của bạn.

6. Bé bắt đau biết “tám chuyện”

Cũng trong tuần này, các mẹ cũng sẽ bắt đầu nghe được bé thì thầm hoặc tạo ra âm thanh nho nhỏ. Những nỗ lực nói sớm này là cách bé đang cố gắng xây dựng kỹ năng giao tiếp. Bạn có thể nói chuyện với bé bằng cách đến gần sát mặt bé, nhìn bé và tỏ ra hân hoan với cuộc chuyện trò của bé.

Trong giai đoạn này, các mẹ cũng sẽ phải ngạc nhiên về cách biểu hiện cử chỉ trên khuôn mặt của trẻ đất nhé. Nếu bé bị đau, đói, mệt mỏi hay chán chường đều biểu cảm trên khuôn mặt bé.

7. Chú ý đến việc thay tã lót cho bé

Nghe thì có vẻ buồn cười, nhưng bây giờ, mẹ có thể theo dõi bé qua việc thay tã. Phân của bé sẽ giúp bạn biết được bé ăn uống tốt thế nào. Một trong những dấu hiệu hấp thu sữa mẹ đầy đủ là bé sẽ đi cầu khoảng 6 lần mỗi ngày. Phân bé mềm, sệt, màu vàng mù tạt.

Nếu không thấy bé đi cầu mỗi ngày trong trường hợp bé uống sữa công thức, thì các mẹ cũng không cần lo lắng. Miễn là phân của bé còn mềm và sệt, bạn sẽ yên tâm là bé không bị bón.

8. Vệ sinh sạch sẽ cho bé

Khi được 4 tuần tuổi mắt của một số bé mắt sẽ bị dính hoặc ẩm ướt. Có thể có ghèn ở một hoặc cả hai mắt. Bạn nên dùng nước ấm và sạch để lau quanh mắt cho bé, lau từ góc trong mắt ra góc ngoài. Nguyên nhân có thể do tắc nghẽn đường thoát nước mắt hoặc do nhiễm trùng. Nếu mí mắt của bé vẫn cứ dính nhau, chưa chịu mở hẳn ra, bạn nên cho bé đến gặp bác sĩ .

Nếu bạn có con lớn hơn, bạn có thể tắm bé cùng với các bé lớn. Nhớ chú ý nhẹ nhàng và tránh nước vào mặt bé. Cách khác, bạn có thể tắm bé mới sinh riêng, để lưng dễ chịu, bạn có thể đặt thau tắm trên bàn.

Theo Phụ Nữ Today

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hiện trường vụ tổ hợp Litening rơi tại East Yorkshire, miền đông nước Anh.

Tiêm kích Typhoon bị 'mù' sau sự cố

GD&TĐ - Theo The Aviationist, chiến đấu cơ Typhoon của Không quân Anh đã gặp sự cố bất ngờ trong diễn tập khi để rơi tổ hợp chỉ thị mục tiêu Litening.