Chăm sóc dinh dưỡng và phát triển thể chất phù hợp với bối cảnh địa phương

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Trong 2 ngày 13 - 14/12 tại Tp Huế, cán bộ quản lý và giáo viên mầm non của 5 tỉnh, thành phố đã được tập huấn hướng dẫn chăm sóc, giáo dục trẻ.

Chuyên gia hướng dẫn chăm sóc giáo dục trẻ mầm non theo đặc thù địa phương.
Chuyên gia hướng dẫn chăm sóc giáo dục trẻ mầm non theo đặc thù địa phương.

Hấp dẫn các chuyên đề

Chuyên đề 1 do ThS Tạ Thị Kim Nhung, GVC Khoa Giáo dục mầm non (GDMN), Trường ĐH sư phạm, Đại học Huế. Theo đó, mục tiêu sau khi học tập modul, học viên có khả năng: Xác định được vai trò của các chất dinh dưỡng đối với sự phát triển của trẻ. Nhận diện được các loại suy dinh dưỡng, nguyên nhân và ảnh hưởng của suy dinh dưỡng đối với trẻ.

Giáo viên cũng phân tích được các yêu cầu của chế độ dinh dưỡng hợp lí cho trẻ theo độ tuổi. Xây dựng được các thực đơn cho trẻ. Xác định được mục tiêu, nội dung và các hoạt động giáo dục dinh dưỡng cho trẻ. Đề xuất được các nội dung và hình thức phối hợp với gia đình trong công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ. Chủ động và có trách nhiệm trong công tác chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ tại các cơ sở GDMN.

Lãnh đạo Vụ GDMN và các chuyên gia tại cùng quan sát và thảo luận tại Chương trình tập huấn.các chuyên đề.

Lãnh đạo Vụ GDMN và các chuyên gia tại cùng quan sát và thảo luận tại Chương trình tập huấn.các chuyên đề.

Chuyên đề 2 hướng dẫn cán bộ quản lý, GVMN và cha mẹ trong công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho trẻ mầm non do Ths. Bs Đặng Thị Thu Hà, giảng viên chính - Trường CĐSP Trung ương thực hiện. Mục tiêu sau khi học tập modul, học viên có khả năng: Hiểu được tầm quan trọng của công tác chăm sóc sức khỏe đối với sự phát triển cho trẻ mầm non và các yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ em. Mô tả được thực trạng công tác chăm sóc giờ ăn, giờ ngủ của trẻ .

Từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng bữa ăn và giấc ngủ cho trẻ, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Biết cách phát hiện sớm và chăm sóc xử trí ban đầu các dấu hiệu bệnh lý thường gặp ở trẻ. Vận dụng kiến thức đã được trang bị, đề ra các biện pháp phòng bệnh cho trẻ, giảm nguy cơ mắc bệnh cũng như giảm ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất cho trẻ. Phối kết hợp với gia đình và cộng đồng, đề xuất được một số biện pháp nâng cao sức khỏe cho trẻ mầm non, phù hợp với địa phương vùng miền.

Các nhóm chia ra thảo luận dưới sự hướng dẫn, phân tích của chuyên gia.

Các nhóm chia ra thảo luận dưới sự hướng dẫn, phân tích của chuyên gia.

Chuyên đề 3 hướng dẫn phát triển thể chất cho trẻ mầm non thông qua hoạt động trải nghiệm phù hợp với bối cảnh địa phương do TS Nguyễn Thị Thu Hạnh, giảng viên Khoa GDMN, Trường Đại học Vinh và ThS. Lê Thị Nhung, GV Khoa GDMN, Trường ĐH sư phạm, Đại học Huế thực hiện. Mục tiêu sau khi học xong chuyên đề, học viên có khả năng: Hiểu được mục đích, ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm đối với sự phát triển thể chất cho trẻ mầm non.

Vận dụng kiến thức liên quan để thiết kế, tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển thể chất cho trẻ mầm non phù hợp với bối cảnh địa phương. Phối hợp và hướng dẫn cha, mẹ/người chăm sóc trẻ lựa chọn, thực hiện các hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển thể chất cho trẻ mầm non. Tích cực, sáng tạo trong phát triển thể chất cho trẻ mầm non.

Phong phú từ thực tiễn

Dưới sự hướng dẫn tận tình của chuyên gia, học viên chia nhóm theo từng địa phương, thảo luận và trình bày những thuận lợi trong thực hiện hoạt động. Như ở chuyên đề phát triển thể chất cho trẻ mầm non tại địa phương.. Chuyên gia đã cùng với các CBQL và GV cùng nghe những khó khăn trong thực hiện hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mầm non tại địa phương. Chỉ ra nguyên nhân và phương án khắc phục.

ThS Tạ Thị Kim Nhung chia sẻ cùng giáo viên và cán bộ quản lý về sự phong phú trong hoạt động tại mỗi địa phương.

ThS Tạ Thị Kim Nhung chia sẻ cùng giáo viên và cán bộ quản lý về sự phong phú trong hoạt động tại mỗi địa phương.

Chuyên gia đã hướng dẫn kế hoạch tổ chức hoạt động lao động theo hướng trải nghiệm nhằm phát triển thể chất cho trẻ. Chủ đề lao động: “Bé chăm sóc vườn rau”, độ tuổi trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi. Thời gian 40 phút tại vườn rau trường, để trẻ biết được các hoạt động lao động, chăm sóc vườn rau, tỉa lá vàng, nhổ cỏ, tưới nước và công cụ, phương tiện để thực hiện: kéo dùng để tỉa lá vàng, bình đựng nước tưới để tưới. Giáo viên có trách nhiệm giúp trẻ nhận biết được các loại rau dùng trong các bữa ăn hàng ngày. Trẻ hiểu được cần cố gắng, nỗ lực để hoàn thành công việc của mình.

Cô giáo nguyễn Thị Tứ, chuyên viên Phòng GD&ĐT huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: Tôi hết sức tâm đắc với Đề tài: “Tham quan làng gốm” cho độ tuổi: Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Từ hướng dẫn của chuyên gia giúp hiểu được mục tiêu kiến thức đạt được là: Trẻ biết về làng nghề: địa điểm, khung cảnh, nhà xưởng, người lao động, nguyên liệu, quá trình sản xuất, các sản phẩm và lợi ích của sản phẩm. Trẻ biết vận dụng kỹ năng vận động thô, tinh để thực hiện các hoạt động tại làng nghề.

Các cán bộ quản lý và giáo viên mầm non mong muốn Bộ GD&ĐT, Vụ GDMN có nhiều hơn nữa hội thảo tập huấn ý nghĩa và thiết thực thế này.

Các cán bộ quản lý và giáo viên mầm non mong muốn Bộ GD&ĐT, Vụ GDMN có nhiều hơn nữa hội thảo tập huấn ý nghĩa và thiết thực thế này.

Còn với cô giáo Nguyễn Thị Hoài Thương, Hiệu trưởng Trường MN Phú Vinh, huyện A Lưới cho rằng: Đã nắm vững kỹ năng:Trẻ sử dụng các giác quan để quan sát các hoạt động diễn ra tại làng nghề. Trẻ thực hiện các hoạt động vận động thô (đi, chạy), tinh (nhào, nặn, tô màu). Trẻ thể hiện kỹ năng xã hội: giao tiếp, làm việc nhóm. Thái độ: Trẻ có hứng thú tìm hiểu làng nghề, với con người và hoạt động ở làng nghề. Trẻ thể hiện tình cảm yêu quý quê hương, tự hào về truyền nghề truyền thống ở quê hương.

Trực tiếp đứng lớp dạy cho trẻ, cô giáo Nguyễn Thị Thu, giáo viên Trường MN Hoa Đào, huyện An Lưới, cho biết: Qua hướng dẫn của chuyên gia, tôi đã hình dung được cách làm: Các con có thể thu nhận được gì từ hoạt động đó, con sẽ làm gì? Định hướng vận dụng kinh nghiệm vào các hoạt động cụ thể ở lớp (vui chơi, tạo hình...), ở nhà (nặn các vật dụng trang trí gia đình từ đất sét cùng cha, mẹ/người chăm sóc trẻ). Hướng dẫn trẻ làm nhật ký bằng hình ảnh để lưu giữ lại kết quả vận dụng kinh nghiệm.

Tổ chức hoạt động lễ hội theo Chủ đề: “Hội khỏe măng non”. Độ tuổi là trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi. Trong thời gian 60 phút tại sân trường mầm non. Giáo viên được hướng dẫn tổ chức hoạt động theo mục tiêu: Trẻ nói được chính xác cách thực hiện các vận động. Trẻ vận dụng được kinh nghiệm vận động vào các hoạt động trong lễ hội. Kỹ năng:Trẻ thực hiện đúng kĩ thuật động tác theo yêu cầu của từng độ tuổi, có kỹ năng quan sát, làm việc nhóm, xử lý tình huống. Trẻ hứng thú với lễ hội, chủ động tham gia các hoạt động trong lễ hội.

Nêu ý kiến tại chương trình tập huấn, Phó Vụ trưởng Vụ GDMN Cù Thị Thủy cho rằng: Bằng sự tận tình của mình, các chuyên gia đến từ các trường đại học đã giúp CBQL và GVMN hiểu được một cách bài bản, chi tiết và hết sức khoa học về hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ. Tùy theo điều kiện của từng địa phương, trải nghiệm là những hoạt động mang tính cá nhân, chủ thể tham gia tích cực giúp trẻ phát huy trí tuệ, cảm xúc và thể chất, qua đó có được những kiến thức, kĩ năng và hình thành thái độ tình cảm cho trẻ.

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Xoay chuyển tình thế

Thế giới
GD&TĐ - Ứng viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump đang trên đường đua để trở lại Nhà Trắng trong bối cảnh những cáo buộc pháp lý bủa vây ông.

Đừng bỏ lỡ