Challenger 2 được nuông chiều nhất chiến sự

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ -Quân đội Ukraine đang gặp khó trong vận hành xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2 theo yêu cầu của Bộ quốc phòng Anh.

Ukraine tiếp nhận Challenger 2 và xe thiết giáp từ phương Tây.
Ukraine tiếp nhận Challenger 2 và xe thiết giáp từ phương Tây.

Theo Nhà phân tích quân sự người Serbia, Drago Bosnic, Bộ chỉ huy Anh đã yêu cầu sự đảm bảo từ Kiev rằng sẽ không có chiếc Challenger 2 nào do Anh cung cấp được sử dụng trong các hoạt động mạo hiểm, vì sợ rằng chúng sẽ bị quân đội Nga phá hủy hoặc bắt giữ.

"Điều này bao gồm các yêu cầu đặc biệt về kho chứa để ngăn chặn các cuộc tấn công tầm xa, điều này khiến Challenger 2 trở thành hệ thống vũ khí được nuông chiều nhất trong cuộc xung đột", Drago Bosnic nói.

Vị chuyên gia này cho biết thêm, có vẻ như Vương quốc Anh đang bày tỏ sự thất vọng về cách sử dụng các xe tăng chiến đấu chủ lực, phàn nàn rằng sự đảm bảo do các lực lượng của Kiev đơn giản là không đủ. Sợ tổn thất nặng nề tương tự trường hợp của xe tăng Đức tại Ukraine, dòng xe từ lâu được coi là tốt nhất trong NATO.

"Với suy nghĩ này, việc sử dụng các loại xe tăng nặng hơn nhiều do phương Tây sản xuất như Challenger 2 (và các loại thiết giáp khác có nguồn gốc từ NATO) đã được chứng minh là không chỉ vô dụng về mặt quân sự đối với Kiev, mà còn khá nguy hiểm đối với vô số lính bắt buộc phải nhập ngũ. Những người Ukraine đã thiệt mạng trong các cuộc phản công gần đây chống lại quân đội Nga", ông nói thêm.

Đánh giá về năng lực chiến đấu của các dòng xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2 của Anh trên chiến trường Ukraine, tạp chí quân sự Military Watch đã đưa ra nghi ngờ về tính hiệu quả của dòng xe tăng này trong môi trường tác chiến khắc nghiệt.

Challenger 2 có nhiều vấn đề kỹ thuật khó tương thích hệ thống tác chiến và hậu cần của Ukraine hiện tại, trong đó đáng kể nhất kiểu pháo rãnh xoắn 120mm lệch chuẩn và lạc hậu với các dòng xe tăng NATO hiện đại, thiết bị quan sát ảnh nhiệt lạc hậu và nhiều vấn đề hậu cần phức tạp khác.

"Điểm yếu này làm hạn chế khả năng tương thích về đạn pháo so với các dòng xe tăng NATO phổ biến khác như Leopard 2. Phần lớn các quốc gia châu Âu không còn sản xuất đạn pháo tăng cỡ 120mm dùng cho nòng pháo rãnh xoắn. Điều này có nghĩa là nguồn dự trữ đạn dược dành cho xe tăng Challenger 2 sẽ nhanh chóng cạn kiệt", Military Watch cho biết.

Vấn đề khác nữa là xe tăng Challenger 2 thiếu đạn nổ phân mảnh để chống bộ binh. Nguồn đạn chính của xe tăng Anh hiện là các loại đạn chống tăng dưới cỡ và HESH để chống xe thiết giáp. Tuy nhiên, khả năng xảy ra các cuộc đấu tăng trên chiến trường Ukraine rất hạn chế, mà chủ yếu là áp chế và ghìm đầu bộ binh đối phương, nên vai trò của đạn nổ phá mảnh rất quan trọng.

Vấn đề tiếp theo là Challenger 2 chỉ được trang bị hệ thống hỗ trợ quan sát ảnh nhiệt lỗi thời. Dù chúng là thiết bị đột phá vào đầu những năm 1990, nhưng tới thời điểm hiện tại, tính năng của chúng đã lạc hậu.

Thậm chí, tính năng thiết bị ảnh nhiệt trên xe tăng Anh còn kém cả phiên bản lắp đặt trên xe tăng nâng cấp của Nga. Có thể lấy ví dụ, xe tăng T-72 nâng cấp của Nga đã được trang bị thiết bị ảnh nhiệt thế hệ thứ 3.

"Mặc dù Challenger 2 có tháp pháo được bọc giáp rất tốt, nhưng thân xe tăng chỉ làm từ thép gia cường và thiếu giáp compusite và giáp phản ứng nổ. Cùng với đó, khoang chứa đạn không được gia cố khiến chúng có nguy cơ phát nổ rất cao nếu bị trúng đạn", Military Watch nhận định.

Điều quan trọng khác là khả năng đảm bảo hậu cần và duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu xe tăng Challenger-2 của Ukraine cũng đang là dấu hỏi lớn. Ukraine không có đủ hệ thống hậu cần đạt chuẩn để duy trì hoạt động của xe tăng Anh.

Challenger 2 có trọng lượng trung bình 65-70 tấn, nặng hơn đáng kể so với các dòng xe tăng Liên Xô và Nga. Điều này đặt ra nghi vấn về khả năng cơ động của Challenger 2 trên hạ tầng của Ukraine hiện tại, cũng như mức tiêu thụ nhiên liệu cao.

Tạp chí Military Watch cho rằng, Challenger 2 thường được phương Tây so sánh với T-90M của Nga. Dựa trên tính năng đánh giá xe tăng Nga có lợi thế hơn về khả năng cơ động và tốc độ thay đạn. Chính vì vậy, nếu xảy ra đối đầu, xe tăng Anh sẽ trúng ít nhất 2 phát đạn trước khi vào tầm phản kích lại xe tăng Nga.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ