Chalenger 2 của Ukraine bị Nga tiêu diệt như thế nào?

GD&TĐ - Truyền thông Mỹ dự đoán, Nga đã phát hiện và tiêu diệt xe tăng Anh Chalenger 2 của Ukraine khi nó rời khỏi chỗ ẩn nấp, hành tiến trên đường.

Chalenger 2 của Ukraine bị Nga tiêu diệt như thế nào?

Những đặc điểm của trường phái thiết kế xe tăng Anh

Người ta biết đến vụ phá hủy chiếc xe tăng Challenger 2 đầu tiên của Anh trong khu vực Chiến dịch Quân sự Đặc biệt của Nga ở Ukraine, nơi nó được coi là được bảo vệ chặt chẽ nhất trên thế giới.

Challenger 2 là sản phẩm đặc trưng của trường phái thiết kế xe tăng. Đặc điểm chính của nó xuất phát từ quan điểm của người Anh coi xe tăng không chỉ là phương tiện xuyên thủng hàng phòng ngự của đối phương mà còn là phương tiện tiêu diệt các xe tăng khác.

Không giống như các trường phái thiết kế khác, trường phái Anh ưu tiên pháo chính và các lớp bảo vệ.

Với hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại, pháo của Challenger 2 cho phép bắn trúng mục tiêu chính xác ở khoảng cách lên tới 8 km, với cơ số đạn là 52 quả.

Để bảo vệ an toàn chống các loại đạn chống tăng, Challenger 2 có trọng lượng rất nặng, được trang bị áo giáp mạnh mẽ và pháo cỡ nòng lớn.

Hơn một nửa trọng lượng của xe tăng - tới 53%, là lớp giáp, trong khi với các xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại của các nước khác, tỷ lệ này chỉ chiếm chưa đến 40%.

Lớp bảo vệ ngày càng tăng của xe tăng Challenger 2 được cung cấp bởi lớp giáp tổng hợp Chobham, bí mật về nó được công ty sản xuất giữ cẩn thận “đằng sau bảy con dấu”, bởi vì họ tin rằng, ngay cả đạn xuyên giáp mạnh nhất cũng sẽ bất lực trước nó và chắc chắn là người Nga cũng đã nghiên cứu rất sâu hơn về cấu trúc các lớp giáp của Challenger 2.

Việc đặt cược vào việc tăng cường bảo vệ đã dẫn đến khối lượng khổng lồ của chiếc xe bọc thép, nặng tới 75 tấn khi được trang bị toàn thân.

Không phải cây cầu nào ở Ukraine cũng có thể chịu được trọng lượng lớn như vậy và các lớp đất đen Ukraine sụt lún, nhão nhoét sau những cơn mưa, sẽ trở thành một chướng ngại vật không thể vượt qua.

Không có gì ngạc nhiên, bởi vì Challenger 2 được thiết kế, giống như người tiền nhiệm Challenger, phù hợp với điều kiện của các sa mạc khô cằn ở Trung Đông.

Do khả năng bảo vệ rất tốt, cùng với những ưu điểm về hỏa lực, kết hợp với trọng lượng quá nặng khó hành tiến của của chiếc xe tăng Anh khiến nó được Quân đội Ukraine sử dụng một cách “rất thận trọng” ở phía sau, nên rất khó để kẻ địch có thể tấn công tiêu diệt nó.

Ukraine thận trọng cũng không cứu được Challenger 2

Theo một lính tăng của Lữ đoàn 82, lực lượng Ukraine ưa thích sử dụng 14 (hiện tại là 13) chiếc Challenger 2 của Anh để hỗ trợ hỏa lực tầm xa, bởi theo họ, đây là một cỗ xe tăng được thiết kế để hoạt động “rất hiệu quả” ở khoảng cách xa.

Họ sử dụng xe tăng Challenger 2 làm các điểm tấn công hỏa lực từ xa chủ yếu để tận dụng tối đa lợi thế của hệ thống quang học hoạt động cả ngày lẫn đêm một cách tuyệt vời, khả năng kiểm soát hỏa lực chính xác và pháo chính mạnh mẽ bắn đạn xuyên vonfram xa từ hai dặm trở lên.

Theo thông tin trên truyền thông Nga và Ukraine, hiện vẫn chưa rõ chiếc Challenger 2 đầu tiên trong số 14 chiếc xe tăng của Anh trong khu vực Chiến dịch Quân sự Đặc biệt đã bị Nga bắn cháy như thế nào, nhưng ấn bản Forbes của Mỹ đã đưa ra những phán đoán của mình.

Theo tờ tạp chí Mỹ, khi các tiểu đoàn Ukraine được Challenger 2 hỗ trợ tiến lên phía trước, xe tăng không còn cách nào khác là phải di chuyển về phía trước để theo kịp đội hình tấn công nên rõ ràng người Nga đã phát hiện được chiếc xe tăng nặng nề của Anh rời khỏi chỗ ẩn nấp và hành tiến trên đường.

Có khả năng chiếc Challenger 2 chịu số phận hoàn toàn giống với những tổn thất trước đó của xe tăng Leopard 2 do Đức sản xuất trong biên chế Ukraine, nó đã bị trúng mìn hoặc bị pháo Nga bắn bất động, rồi sau đó là bị máy bay không người lái tấn công nhằm mục đích kết liễu nó.

Forbes kết luận rằng, Lực lượng Vũ trang Ukraine ngày nay thực sự đang ném vào lò phản công tất cả những gì có trong kho, ngay cả những “xe tăng bắn tỉa” có giá trị cao của phương Tây, có thể được sử dụng hiệu quả từ các vị trí được bảo vệ như Leopard 2 của Đức hay Chalenger 2 của Anh.

Ngoài ra, việc chiếc Challenger 2 đầu tiên bị phá hủy cho thấy quân đội Nga trên hướng Zaporizhzhia (Zaporozhye) đã cải thiện sự tương tác giữa các phương tiện trinh sát trên không, thông tin liên lạc và sát thương hỏa lực, giúp họ có thể phát hiện kịp thời và tiêu diệt các phương tiện bọc thép được bảo vệ nhiều vòng như vậy.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ