Cha mẹ “có tội” khi áp đặt kỳ vọng lớn lên con

Con gái tôi năm nay 23 tuổi. Con bé thực sự là niềm tự hào của cả gia đình. Từ nhỏ đến lớn, năm nào cháu cũng đều nhận được học bổng của trường, của một số doanh nghiệp lớn.

Cha mẹ “có tội” khi áp đặt kỳ vọng lớn lên con

Ngay cả những trung tâm học thêm nơi con bé ghi danh, con bé đều đạt được thành tích học tập xuất sắc và vợ chồng chúng tôi chưa bao giờ phải đóng tiền học phí cho con, dù chỉ một ngày.

Con bé mạnh mẽ và dũng cảm. Hết năm thứ nhất ở đại học, con bé đăng ký tham gia chương trình trao đổi sinh viên với một trường học ở Trung Quốc. Cùng hai người bạn nữa, con theo học ở Thượng Hải trong suốt 3 tháng.

Tự mình nấu nướng, bập bẹ tự học thứ ngôn ngữ con không mấy rành, biết bao khó khăn ập đến nhưng con luôn cười toe toét khi nói chuyện với bố mẹ qua những cuộc gọi video.

7a.jpg

Đừng vì thất bại nhỏ của con mà cha mẹ nổi nóng mắng mỏ. Ảnh minh họa

Cuối năm thứ ba, con được chọn là một trong những đại biểu của đoàn thanh niên Việt Nam sang Nhật Bản giao lưu văn hóa. Những ngày tháng thực sự tập trung cho việc tích lũy kiến thức, văn hóa, khí hậu khắc nghiệt con chưa từng biết đến...

Nhiều thách thức gõ cửa nhưng con bé đã luôn kiên cường ứng phó. Con bé mạnh mẽ và dũng cảm hơn cả sự dũng cảm của vợ chồng tôi cộng lại.

Thế nên, tối nay, trong lúc đang ngồi đọc báo trước giờ ngủ, đột nhiên nhận được tin nhắn của con: “Con thi trượt rồi. Người ta chỉ tuyển đúng một người duy nhất. Con thất bại rồi nên thấy buồn quá!”.

m.jpg

Mẹ luôn bên con để cùng con vượt qua thất bại đầu đời. Ảnh minh họa

Con bé đã bay từ thành phố chúng tôi đang sống đến thành phố xa xôi ấy để tham gia đợt thi tuyển vào Tập đoàn Tài chính lớn nhất quốc gia. Tỷ lệ chọi của những kỳ thi tuyển như thế này thường ở mức 100:1.

Cả hai vợ chồng tôi đều rất hy vọng con bé sẽ trúng tuyển. Thông tin con bé bị đánh trượt đến như một hung tin khiến cả hai vợ chồng tôi đều buồn, cảm giác thất vọng từ đâu ập đến.

Các phụ huynh khác sẽ làm gì trong những tình huống như thế này? Tôi đã rất tò mò về điều đó. Tất cả chúng ta hẳn đều nắm rất rõ “nguyên tắc hoạt động” của hy vọng và thất vọng.

Chúng ta chỉ thất vọng khi chúng ta hy vọng quá nhiều và thực tế không được như những gì chúng ta kỳ vọng. Chúng ta muộn phiền, thậm chí cáu giận vì con không đạt được thành tích như chúng ta mong đợi. Rất có thể, nhiều người trong chúng ta sẽ không kiểm soát được mà nổi nóng, mắng mỏ con...

Tôi đã mất một khoảng thời gian rất dài để học cách ngừng áp đặt quá nhiều kỳ vọng của mình lên cuộc đời của con mà không bận tâm đến ước mơ thật sự của con bé.

Chính bản thân tôi cũng đã mất không ít thời gian để nhận ra rằng, trong những trường hợp như câu chuyện con thi trượt tối nay, nếu vợ chồng chúng tôi thất vọng và sầu muộn một phần thì hẳn con bé đang chán nản và khóc lóc gấp mười lần như thế. Con đã nỗ lực rất nhiều mà. 

Thay vì đặt thêm áp lực lên vai con, tại sao chúng tôi không lựa chọn trở thành chỗ dựa để con tìm về, để con giãi bày tâm sự và tìm thêm động lực cho những hướng đi phía trước?

Bỗng dưng tôi cảm thấy vui mừng, đơn giản vì chúng tôi vẫn là những người được con bé lựa chọn để nhắn tin chia sẻ vui buồn...

Theo phunuvietnam.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.