Cha mẹ có nên đọc nhật ký của con?

GD&TĐ - Nhật ký là nơi quan trọng để trẻ lưu giữ những suy nghĩ và cảm xúc sâu kín nhất của mình. Không giống như blog cá nhân, nhật ký là thứ tuyệt mật.

Việc đọc nhật ký của con chỉ nên được thực hiện trong những hoàn cảnh khắc nghiệt nhất. (Ảnh: ITN).
Việc đọc nhật ký của con chỉ nên được thực hiện trong những hoàn cảnh khắc nghiệt nhất. (Ảnh: ITN).

Một số phụ huynh cảm thấy cần phải đọc tâm sự sâu thầm kín này, trong khi những người khác cho rằng việc đó hoàn toàn không nên.

Theo giới chuyên gia, việc đọc nhật ký của con chỉ nên được thực hiện trong những hoàn cảnh khắc nghiệt nhất.

Nếu một đứa trẻ bỏ nhà đi hoặc gặp những vấn đề đe dọa tính mạng, nhật ký có thể chứa thông tin quan trọng cho sự an toàn của chúng. Điều đó có nghĩa là, trong hầu hết các trường hợp, nhật ký của trẻ nên được coi là không được phép xâm phạm.

Trẻ em cần không gian an toàn

Một trong những nỗi sợ hãi lớn nhất của con người là bị đọc được suy nghĩ của mình. Đọc nhật ký cũng giống như đọc suy nghĩ của ai đó. Trẻ cần biết rằng suy nghĩ của chúng được an toàn và bảo đảm, ngay cả từ cha hoặc mẹ. Cảm giác an toàn dưới mọi hình thức giúp trẻ xây dựng sự tự tin và các mối quan hệ lành mạnh.

Đọc nhật ký có thể phản tác dụng

Các nhà tâm lý học đã phát hiện ra rằng trẻ em sẽ tiến xa hơn trong việc che giấu thông tin khi chúng nghĩ rằng cha mẹ đang đọc nhật ký của mình. Nếu người mẹ cho rằng, mình đang ngày càng gần gũi với con hơn nhờ đọc nhật ký rất có thể đang tạo ra một khoảng cách thậm chí còn lớn hơn.

Lợi ích của viết nhật ký

Viết nhật ký giúp trẻ quản lý cảm xúc, học cách viết và giao tiếp dễ dàng hơn. (Ảnh: ITN).
Viết nhật ký giúp trẻ quản lý cảm xúc, học cách viết và giao tiếp dễ dàng hơn. (Ảnh: ITN).

Viết nhật ký là một hình thức tự suy ngẫm, sẽ dẫn đến cuộc sống hạnh phúc và thành công hơn. Ngoài ra, viết nhật ký giúp trẻ quản lý cảm xúc, học cách viết và giao tiếp dễ dàng hơn.

Nhưng con bạn sẽ không thể tiếp tục viết nhật ký nếu chúng biết bạn đang đọc những lời tâm sự riêng tư của chúng.

Đọc được những suy nghĩ sâu kín nhất của một đứa trẻ, những điều chúng cho là riêng tư sẽ khiến chúng không muốn tiếp tục viết nhật ký nữa.

Khi bạn đọc nhật ký của con, bạn đã làm tổn hại đến lòng tin và khả năng học hỏi từ suy nghĩ của chính con.

Giá trị của lòng tin

Một bà mẹ tâm sự với parentspluskids.com câu chuyện dễ thương thế này: “Phòng ngủ của con trai tôi luôn ngồn ngộn đồ đạc. Thằng bé có hàng đống sách, vở và giấy tờ bừa bãi khắp nơi. Một lần tôi đề nghị giúp con sắp xếp lại một cách khoa học nhưng thằng bé chỉ đứng khoanh tay rồi bước ra khỏi phòng, nó càu nhàu về việc mình chưa thực sự có không gian riêng.

Tôi cảm thấy may mắn vì mình có thể sắp xếp đồ cho con mà không làm không khí trong nhà quá căng thẳng. Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi khi tôi tình cờ thấy một cuốn sổ mà tôi chưa từng thấy trước đây.

Bìa màu xanh nước biển có vết xước và một vài mảnh giấy nhô ra khỏi cuốn sổ một cách ngẫu nhiên. Chữ “Nhật ký” khắc bằng mực nhũ vàng còn sáng bóng chứng tỏ cuốn sổ có phần mới nhưng đã sờn rách vì được sử dụng hàng ngày.

Đúng lúc đó, con trai tôi bước vào, vẫn cau mày, vẫn khoanh tay và chuẩn bị giận dữ nói với tôi một lần nữa rằng nó không cần tôi sắp xếp đồ đạc trong phòng riêng của nó. Một cuộc tranh luận về sự thiếu tổ chức dường như sắp xảy ra. Nhưng cơn thịnh nộ biến mất ngay khi thằng bé nhìn thấy tôi đang cầm cuốn nhật ký.

Tôi bối rối giải thích: “Con à, thứ này có vẻ mang tính riêng tư, mà mẹ thì không muốn thấy bất cứ điều gì con không muốn cho mẹ biết...”.

Đôi mắt đang nheo lại của thằng bé dần mở to và nó lao vào tôi cùng một cái ôm thật chặt, miệng không ngừng nói: “Cảm ơn mẹ, cảm ơn mẹ".

Thằng bé nhận lại cuốn nhật ký từ tay tôi, vuốt phẳng các trang và vui vẻ làm những công việc khác. Chỉ một hành động tin tưởng đó cũng đủ để tạo nên sự gắn kết giữa con trai và tôi. Tôi vẫn không biết trong cuốn nhật ký đó có gì, và tôi cũng sẽ không bao giờ biết, trừ khi thằng bé muốn chia sẻ".

Đừng lạm dụng quyền lực của cha mẹ

Đọc nhật ký của trẻ là hành vi lạm dụng quyền lực của cha mẹ một cách nghiêm trọng. Hãy cho con thấy rằng bạn tin tưởng chúng và chúng có thể tin tưởng bạn bằng cách cho phép chúng có được sự riêng tư mà chúng đáng được có.

Theo parentspluskids.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

GD&TĐ - Năm 2025 là năm về đích của kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2021 - 2025 nên mục tiêu về tốc độ tăng trưởng được Chính phủ đặt ra khá cao.