Cây thị 900 tuổi, gắn liền trận chiến Bạch Đằng được công nhận là cây di sản

GD&TĐ - Vừa qua, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã trao bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với cây thị và cây gạo trong khuôn viên chùa Đống Phúc (Quảng Yên, Quảng Ninh).

Cây thị 900 tuổi, gắn liền trận chiến Bạch Đằng được công nhận là cây di sản

Trong đó, cây thị có tuổi đời hơn 900 năm ở chùa Đống Phúc gắn liền bến Bạch Đằng Giang trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng.

Ngoài 2 cây thị, cây gạo trong khuôn viên chùa Đống Phúc, thị xã Quảng Yên còn lưu giữ 2 cây lim Giếng Rừng 700 năm tuổi, chứng tích của bãi cọc Bạch Đằng. Đây sẽ là các điểm đến du lịch văn hóa, lịch sử ý nghĩa cho Khu di tích Quốc gia đặc biệt Bạch Đằng.

Có thể coi cây thị 900 tuổi này gắn liền với lịch sử dân tộc, gắn liền lịch sử vùng đất này và gắn liền di tích chùa Đống Phúc, di tích quốc gia Bạch Đằng Giang.

Thượng tọa Thích Thanh Lịch - Phó Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh, Trụ trì chùa Đống Phúc cho biết: Đây là niềm tự hào chung của tất cả nhân dân trong vùng, cũng là sự động viên lớn đối với tăng ni Phật tử của chùa. Sự công nhận này sẽ góp phần bảo vệ cây quý, khơi dậy tinh thần bảo vệ môi trường, giáo dục truyền thống yêu nước, bảo vệ các di sản của cha ông.

“Tại Quảng Yên đã có 2 cây lim được công nhận cây di sản, thêm 2 cây nữa ở chùa Đống Phúc khiến nhân dân nơi đây rất phấn khởi, tự hào với truyền thống lịch sử lâu đời, có ý thức hơn trong việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị di tích.

Bồi bổ tinh thần yêu mến lịch sử quê hương cho người dân Phật tử tín đồ, bồi dưỡng tinh thần bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống của chúng ta. Theo quan điểm đức Phật, con người phải sống hài hòa gắn bó với thiên nhiên mới có sự an lạc hạnh phúc thực sự”, Thượng tọa Thích Thanh Lịch chia sẻ.

Chùa Đống Phúc nằm sát bến Rừng, bên ngã ba tả ngạn sông

Bạch Đằng, thuộc làng An Hưng cổ, nay thuộc phường Yên Giang, thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh). Theo bia đá ghi lại trong chùa, ngôi chùa có từ thời nhà Lý - gắn liền với trận chiến lừng lẫy của Trần Hưng Đạo trên dòng sông Bạch Đằng lịch sử.

Tương truyền, nơi đây đã được Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng các bộ tướng đến lễ Phật cầu quốc thái dân an trước trận Bạch Đằng lịch sử năm 1288 và cũng là nơi lập đàn cầu siêu cho các chiến sĩ trận vong sau đó. Vì vậy, chùa mặc nhiên trở thành nơi ghi dấu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ