“Cây cầu” thông minh kết nối giáo dục Việt Nam với thế giới

GD&TĐ - "Chương trình phát triển giáo dục trung học giống như một cây cầu thông minh, kết nối giáo dục Việt Nam với thế giới" - Đây là nhận định đưa ra tại Hội nghị tổng kết Chương trình phát triển giáo dục trung học do Bộ GD&ĐT tổ chức sáng nay (29/10) tại Hà Nội.

“Cây cầu” thông minh kết nối giáo dục Việt Nam với thế giới
“Cây cầu” thông minh kết nối giáo dục Việt Nam với thế giới ảnh 1“Cây cầu” thông minh kết nối giáo dục Việt Nam với thế giới ảnh 2“Cây cầu” thông minh kết nối giáo dục Việt Nam với thế giới ảnh 3
Hội nghị do Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển chủ trì.

Theo ông Nguyễn Hải Châu - Giám đốc Chương trình phát triển giáo dục trung học, Chương trình chính thức được khởi động từ năm 2010 và kết thúc đúng thời gian quy định, đã thành công trong việc tăng cường năng lực quản lý giáo dục chung thông qua chương trình chính sách;điều chỉnh phù hợp để kiểm định quốc gia và các chuẩn quốc gia cho các trường trung học.

“Nhờ một cây cầu mới mà những người hai bên bờ sông hàng mấy chục năm không gặp mặt đã được kết nối. Chương trình phát triển giáo dục trung học cũng giống như cây cầu thông minh, nối sự phát triển thế giới với nền giáo dục Việt Nam" - Ông Nguyễn Vũ Lương - Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên (ĐHQG Hà Nội)
Đồng thời, Chương trình đề xuất chiến lược mới về quản lý nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng để tăng cường tính cạnh tranh quốc tế; trình độ và các kỹ năng nghề nghiệp của giáo viên trung học được cải thiện; hệ thống kết đánh giá quả học tập của học sinh được cải tiến; chương trình giáo dục trung học được cập nhật thường xuyên.

Chương trình phát triển giáo dục trung học cũng giúp tăng cường CNTT - truyền thông, tăng cường năng lực dạy học ngoại ngữ, hỗ trợ tác động chất lượng học sinh năng khiếu; đổi mới kiểm tra, đánh giá; đánh giá học sinh theo các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế được thực hiện thành công.

Một trong những kết quả khác của Chương trình là tăng cường tiếp cận giáo dục và bình đẳng cho các nhóm khó khăn; giáo dục thường xuyên được tăng cường, mở rộng cơ hội cho học sinh khuyết tật; thí điểm chương trình cấp học bổng cho học sinh THCS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn theo hình thức chuyển tiền có điều kiện.

Năng lực giám sát và triển khai Chương trình cũng được tăng cường để Chương trình được triển khai đúng kế hoạch; khung thiết kế và giám sát đã chứng tỏ hữu ích trong việc giám sát tiến độ đạt được các kết quả đầu ra của Chương trình…

Tại hội nghị, Đại diện Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đánh giá tốt đẹp về Chương trình, cả về tính phù hợp, tính hiệu quả và hiệu suất.

Hội nghị trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho 21 tập thể và 75 cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong công tác triển khai và thực hiện Chương trình phát triển giáo dục trung học 2010 - 2015.
Khẳng định tác động tích cực của Chương trình phát triển giáo dục trung học với phát triển giáo dục trên địa bàn Long An, ông Trần Hoàng Nhân - Giám đốc Sở GD&ĐT Long An – phấn khởi nhận định: 5 năm qua, giáo dục trung học của Việt Nam đã hội nhập sâu với thế giới và tăng cường sự cạnh tranh; từ đó khẳng định được học sinh phổ thông Việt Nam cũng có điều kiện phát triển và có mặt vượt trội hơn so với học sinh thế giới.

Chương trình phát triển giáo dục trung học cũng giúp Long An có một lực lượng giáo viên nòng cốt. Lực lượng này cùng chương trình tập huấn đã chuyển tải các vấn đề liên quan đến chính sách và xây dựng đội ngũ, tạo tính bền vững và sức lan tỏa lớn.

“Chương trình đã “thấm” đến từ giáo viên, CBQL giáo dục, đến cán bộ quản lý địa phương” - ông Trần Hoàng Nhân khẳng định.

Đại diện từ phía nhà trường, ông Nguyễn Vũ Lương - Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) – nhận định: Đây là một chương trình thông minh, là nơi kết nối các nhà khoa học với các trường phổ thông, tạo điều kiện để người giỏi được làm giáo dục, được cống hiến cho đất nước của mình.

3 bài học triển khai hiệu quả Chương trình

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đưa ra những ghi nhận rất tích cực về hiệu quả của Chương trình phát triển giáo dục trung học; đồng thời lưu ý 3 bài học kinh nghiệm để Ban Quản lý Chương trình tiếp tục thực hiện tốt trong giai đoạn tiếp theo.

Bài học đầu tiên là bài học về thiết kế dự án như thế nào cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ được giao trong giai đoạn tới, làm sao vừa đảm bảo tính nguyên tắc, hiệu quả, để vừa có thể kiểm tra, giám sát được, lại vừa đảm bảo độ linh hoạt nhất định.

Bài học thứ hai là cách làm việc khoa học, đảm bảo các quy định của Nhà nước, quy định của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB); đồng thời, thực hiện hài hòa hai quy định này.

Bài học thứ ba là quá trình thiết kế cũng như chỉ đạo triển khai thực hiện, Ban quản lý dự án và những người trực tiếp thực hiện Chương trình cần chủ động, sáng tạo, chịu khó đổi mới.

Trong quá trình đổi mới ấy phải gắn bó một cách thường xuyên, coi như một bộ phận của các Vụ, các trường, các Sở GD&ĐT thì mới có thể triển khai một cách có hiệu quả.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.