Cầu Vàng Đà Nẵng lọt Top 100 địa điểm tuyệt vời nhất thế giới

GD&TĐ - Cây cầu đặc biệt tại Đà Nẵng mang tên Cầu Vàng đã Tạp chí TIME của Mỹ bình chọn vào top 100 địa điểm tuyệt vời nhất trên thế giới 2018.

Cầu Vàng Đà Nẵng lọt Top 100 địa điểm tuyệt vời nhất thế giới

Sự kiện này đã thực sự tạo nên một điểm nhấn đặc biệt cho ngành "công nghiệp không khói" của TP. Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung.

Theo đó, 100  điểm đến tuyệt vời nhất trên thế giới 2018 mà TIME công bố: (http://time.com/collection/worlds-greatest-places 2018/5366668/golden-bridge-ba-na-hills-vietnam/) bao gồm các công trình, địa điểm nổi bật thuộc nhiều hạng mục khác nhau như khách sạn, công viên, quán bar, nhà hàng, công trình kiến trúc… thuộc 48 quốc gia trải rộng trên 6 châu lục và đều được đánh giá là “phá vỡ giới hạn mới, dẫn đầu các xu thế trong ngành và đem lại trải nghiệm phi thường cho người xem”.

Trong danh sách mà TIME bình chọn, Cầu Vàng xuất hiện ở tốp đầu cùng nhiều điểm đến độc đáo khác như Bảo tàng Macan ở Indonesia, công viên Pandora độc đáo tựa như bối cảnh phim Avatar ở Florida (Mỹ)…

Cầu Vàng Đà Nẵng được TIME mô tả hết sức sinh động: “Hai bàn tay bằng đá khổng lồ vươn ra từ dãy núi ở miền Trung Việt Nam trông có vẻ già nua và giống như một tàn tích từ thời cổ đại. Nhưng đừng bị đánh lừa, đó là mạng lưới dây kim loại và sợi thủy tinh được dùng để hỗ trợ cho một cây cầu đi bộ đáng kinh ngạc vừa mới được khánh thành vào tháng 6/2018.

Cầu Vàng nằm ở độ cao gần 1.000m so với mặt biển trên núi Bà Nà và nối liền một trạm cáp treo với các khu vườn gần đó… Cây cầu dài 150m đem đến cho du khách nhiều không gian để tận hưởng phong cảnh hữu tình, ấn tượng. Đó là một nỗ lực để thu hút thêm nhiều khách du lịch đến với thành phố”.

Lọt top 100 điểm đến tuyệt vời nhất trên Thế giới của Tạp chí Time là một vinh dự lớn cho một sản phẩm “Made in Việt Nam” như Cầu Vàng bởi danh sách thường niên của TIME được lựa chọn từ những địa điểm được đề cử bởi các biên tập viên, phóng viên hàng đầu của tạp chí và các chuyên gia gạo cội trong ngành trên khắp thế giới. Tất cả các công trình, điểm đến trong danh sách của Time đều phải đạt được các tiêu chí khắt khe về chất lượng, tính nguyên gốc, sự sáng tạo, bền vững và sự ảnh hưởng.

Liên tiếp được vinh danh trong những cuộc bình chọn của truyền thông quốc tế, Cầu Vàng đã thực sự tạo nên một điểm nhấn đặc biệt cho ngành "công nghiệp không khói" của Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung, tạo đà để du lịch Việt Nam vươn khơi trong thời gian tới.

Cầu Vàng tại Việt Nam đã trở thành đề tài được báo giới quan tâm nhiều nhất trong thời gian gần đây. Với thiết kế đặc biệt, điểm nhấn là đôi bàn tay khổng lồ loang lổ rêu phong nâng đỡ một dải lụa vàng óng sừng sững giữa mây trời Đà Nẵng, Cầu Vàng trở thành cây cầu độc nhất vô nhị trên thế giới khi không bắc qua bất kì một con sông nào. Chính thiết kế độc bản này đã khiến truyền thông Thế giới không ngớt lời khen ngợi.

Không chỉ khiến Fanpage du lịch Amazing Things in Vietnam trở nên quá tải khi lập kỉ lục 19 triệu view trong vòng 1 tháng đăng tải clip và liên tiếp xuất hiện trên các trang báo uy tín trong nước, Cầu Vàng còn tạo nên hiện tượng khi liên tục phủ sóng trên các hãng thông tấn tên tuổi trên Thế giới như CNN, BBC, NYtimes, Reuters, The Guardian, AFP, The Mirro… với nhiều mỹ từ ca ngợi và thán phục.

Theo Chinhphu.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.