Câu lạc bộ chống béo phì trong… trường học

GD&TĐ - Nhằm giúp các em học sinh bị thừa cân, béo phì tăng cường vận động, rèn luyện sức khỏe, nhất là giảm dần số cân nặng, từ 3 năm nay, Trường Tiểu học

Câu lạc bộ chống béo phì trong… trường học

Phan Chu Trinh (quận Tân Phú, TPHCM) đã thành lập câu lạc bộ (CLB) chống béo phì với sự tham gia của khoảng 40 học sinh, sinh hoạt đều đặn vào cuối giờ học ngày thứ 3 và thứ 5 hằng tuần.

Thích thú với những bài tập vận động

Có mặt trong giờ sinh hoạt của CLB đặc biệt - CLB chống béo phì của Trường TH Phan Chu Trinh, khoảng 4 giờ chiều, các em HS đã nhanh chân thay quần áo thể thao, tập trung và tập luyện rất hào hứng, em thì chơi bóng, em nhảy dây, em nhảy lò cò hoặc đuổi bắt nhau… Khi giáo viên đến, các em tự động xếp hàng thẳng lối để bắt đầu các bài khởi động làm nóng cơ thể rồi bắt đầu vào các bài tập hầu như liên tục, không ngừng nghỉ. Nhiều em dù mồ hôi ướt đẫm áo nhưng vẫn hào hứng tập theo tiếng còi của giáo viên.

Mặc dù mồ hôi nhễ nhại nhưng Bảo My, HS lớp 3 khoe rằng em thích cảm giác được chuyền bóng với các bạn, được đập bóng thật mạnh, được chơi nhiều môn khác nữa mà giờ thể dục không có. My tham gia CLB này từ đầu năm học khi qua khám sức khỏe bị kết luận thừa cân nên em quyết tâm tập luyện nhiều để khỏe hơn.

“Con thích tập với CLB này lắm nên không bỏ bữa nào. Nhà con ở gần nên học xong con về nhà thay đồ mới lên trường tập luyện cùng các bạn. Vừa rồi con giảm được một cân và còn thấy khỏe hơn nữa nên con vui lắm” - My hào hứng khoe.

Thầy Nguyễn Tấn Trung, giáo viên phụ trách CLB này cho hay, CLB này chủ yếu cho các em vận động qua các bài tập là chính, ảnh hưởng đến phần bụng và bắp đùi, giúp tiêu hao năng lượng, cơ thể săn chắc và nhanh nhẹn hơn.

“Chỉ cần sau một thời gian tập luyện, các em có thể chỉ giảm cân ít nhưng các em khỏe mạnh hơn, cơ thể săn chắc và nhanh nhẹn hơn, nhất là được giải trí sau những giờ học căng thẳng để được chạy nhảy cùng bạn bè” - thầy Trung nói.

Theo lãnh đạo nhà trường, cứ vào đầu năm học, sau khi tất cả HS được khám sức khỏe, trường sẽ gửi thông báo những em nào bị thừa cân, béo phì về cho phụ huynh biết. Khi thấy xu hướng trẻ bị béo phì gia tăng, nên cách đây 3 năm nhà trường đã thông báo mở CLB nhằm giúp các em tăng cường vận động, rèn luyện sức khỏe. Ngoài ra, trường còn tận dụng sân bãi rộng của trường để mở nhiều môn thể thao khác cho những HS không thích CLB này tham gia như bóng rổ, bóng ném, võ thuật...

Cần sự hợp tác của phụ huynh

Không chỉ ở Trường TH Phan Chu Trinh, mà nhiều trường học ở TPHCM, nhất là bậc tiểu học, tình trạng trẻ thừa cân, béo phì đang gia tăng thời gian gần đây. Tại một hội thảo hồi tháng 12/2015 của Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM thống kê, chỉ sau 5 năm (từ 2009 - 2014), tỉ lệ học sinh béo phì của TPHCM đã tăng từ 4% lên 19%, tỉ lệ trẻ thừa cân tăng từ 14,6% lên 22,4%.

Cô Đỗ Thị Sửu, Hiệu trưởng nhà trường cho hay, số trẻ béo phì, thừa cân tăng như hiện nay chủ yếu ở khối lớp nhỏ, bởi theo tâm lý ai cũng muốn con mập mạp khiến chế độ dinh dưỡng của trẻ ở nhà có phần bất hợp lý nên khi vào trường khám sức khỏe theo chuẩn thì các trẻ bị thừa cân.

Vì thế, nhà trường đã rất cố gắng để kéo giảm tình trạng này, đó là sau khi khám sức khỏe cho bé, trường sẽ thông báo đến phụ huynh, tư vấn cho phụ huynh kiến thức liên quan. “Riêng đối với các em học bán trú bị thừa cân, béo phì sẽ được các giáo viên, nhân viên theo dõi chế độ ăn uống riêng. Các em sẽ được tăng rau củ nhiều hơn, giảm thức ăn béo.

Nhờ vậy mà nhiều em giảm cân rõ rệt, số trẻ thừa cân tăng mỗi năm chủ yếu ở khối lớp 1 và 2 nhưng lên lớp 4 - 5 là giảm hẳn”. Ngoài ra, thuận lợi của Trường TH Phan Chu Trinh đó là có sân bãi rộng nên mở được nhiều CLB thể thao để trẻ vận động nhiều, nhất là CLB chống béo phì nên có những chuyển biến rất tích cực.

Tuy nhiên, theo cô Đỗ Thị Sửu, để giúp con trẻ giảm được nguy cơ béo phì và những nguy hại do béo phì gây ra sau này, không chỉ có sự nỗ lực của nhà trường mà vai trò của gia đình, của các bậc phụ huynh là rất quan trọng. Bởi hiện nay không ít phụ huynh dù biết con thừa cân, béo phì nhưng thấy con thèm ăn, ăn được nên vẫn cho con ăn một cách vô tội vạ, bất chấp nguy hại do béo phì gây ra về sau…

“Để kéo giảm tình trạng béo phì, nguy cơ béo phì, không chỉ có nhà trường tác động mà quan trọng trước tiên đó là cần thay đổi nhận thức từ trong gia đình để cho trẻ có một chế độ ăn uống, vận động hợp lý mới có thể cải thiện được tình trạng. Bởi ở trường, số HS bán trú chỉ vài trăm em trong tổng số gần 4.000 HS, phần lớn thời gian của các em là ở với gia đình nên quan trọng vẫn là phụ huynh thay đổi nhận thức và hành động về vấn đề này”, cô Đỗ Thị Sửu chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ống phóng Kalibr trên chiến hạm Nga.

Tomahawk dễ bị đánh chặn hơn Kalibr?

GD&TĐ - Tờ Guardian của Anh cho biết, loại tên lửa tương tự gần nhất với Kalibr của Nga là Tomahawk - được coi là sứ giả chiến tranh của Mỹ.
Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland

Vì sao Mỹ không bao giờ ép Kiev đàm phán?

GD&TĐ - Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland nói rằng, lập trường đàm phán của Kiev chưa bao giờ đủ mạnh để chấm dứt cuộc xung đột kéo dài với Nga.
Florian Wirtz hứa hẹn bùng nổ tại EURO 2024. Ảnh: ITN

Hướng tới Euro 2024: Chờ Gen Z bùng nổ!

GD&TĐ - Đang bước vào giai đoạn trẻ trung và sung sức nhất của đời cầu thủ, EURO 2024 hứa hẹn sẽ là giải đấu bùng nổ của thế hệ ngôi sao Gen Z mới nổi.
Với trẻ em, 2 liều vắc-xin quai bị phải tiêm cách nhau tối thiểu là 1 tháng. Ảnh minh hoạ

Hiểu đúng về vắc-xin phòng quai bị

GD&TĐ - Theo các chuyên gia, do được kết hợp với các vắc-xin khác nên hiệu quả bảo vệ cơ thể của vắc-xin phòng quai bị chỉ còn khoảng 90 - 95%.
Giằng xé giữa Kharkov và Donetsk

Giằng xé giữa Kharkov và Donetsk

GD&TĐ - Lực lượng Vũ trang Ukraine chỉ có thể lựa chọn tăng cường binh lực để phòng thủ 1 trong 2 mặt trận là Donetsk và Kharkov, chứ không thể giữ được cả 2.