Gần đây, cậu bé 4 tuổi tên Văn Văn đến từ Cáp Nhĩ Tân, Hắc Long Giang đang chơi trong nhà cùng ông nội. Văn Văn vô tình phát hiện “viên đường” nhiều màu sắc, cậu bé đã liếm “viên đường”, cảm thấy có vị ngọt nên tranh thủ lúc ông nội không để ý và biến nó thành một loại “đồ uống” bằng cách pha viên kẹo vào nước.
Văn Văn tưởng viên thuốc nhiều màu sắc là "viên đường" nên đã tự chế thành "đồ uống" .(Ảnh minh họa).
Sau khi uống vào trong bụng, Văn Văn bắt đầu xuất hiện các triệu chứng thần chí không rõ ràng, toàn thân nổi mẩn đỏ. Lúc này ông nội mới phát hiện ra, lập tức đưa cậu bé đến Bệnh viện Nhi thành phố Cáp Nhĩ Tân kiểm tra.
Bác sĩ Vu Hân Nham, Phó Khoa Chăm sóc đặc biệt của Bệnh viện Nhi thành phố Cáp Nhĩ Tân cho biết: Dựa vào tình trạng bệnh và nước tiểu màu đỏ cam của Văn Văn, nghi ngờ cậu bé đã uống thuốc chống lao phổi rifampicin và pyrazinamide. Bởi sau khi uống rifampin đi tiểu, nước tiểu sẽ biến thành màu đỏ cam.
Nước tiểu của Văn Văn chuyển sang màu đỏ cam.
Ông nội của Văn Văn mới nghĩ ra, trong gia đình có người già bị bệnh lao phổi, vì vậy trong nhà thường xuyên có loại thuốc này.
Hai loại thuốc này có thể gây hại cho gan trong trường hợp điều trị bình thường, và chức năng gan của Văn Văn cũng bất thường. Cuối cùng, cha mẹ đã tìm thấy hai loại thuốc ở nhà, và đó thực sự là thứ mà Văn Văn đã uống.
Khi Văn Văn đến bệnh viện, đã uống 2 loại thuốc này cách đó vài tiếng đồng hồ. Xem xét việc lọc máu sẽ ảnh hưởng tương đối lớn tới gan và thận của đứa trẻ.
Bác sĩ đã thực hiện biện pháp thúc đẩy quá trình giải độc và vẫn bảo vệ được gan thận, đồng thời bảo vệ được các cơ quan nội tạng khác của trẻ, giúp trẻ giải độc và giảm bilirubin. Trải qua quá trình điều trị, sức khỏe của Văn Văn đã dần dần hồi phục.
Cách sơ cứu khi trẻ bị ngộ độc thuốc
Trên thực tế, nhiều trường hợp uống nhầm thuốc do sơ cứu không đúng cách cũng như không kịp thời mà nhiều trẻ đã phải gánh chịu những tổn thương nặng nề, thậm chí là tử vong.
Các bậc phụ huynh khi xử trí cần bình tĩnh, tránh hoảng loạn để hành động chính xác. Sai lầm trong sơ cứu có thể khiến tình trạng người bệnh trầm trọng hơn, để lại di chứng, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng. Cần tìm hiểu xem người bệnh đã uống nhầm loại gì, với lượng bao nhiêu.
Sơ cứu khi trẻ ngộ độc bằng cách giúp trẻ gây nôn.
Khi biết con bị ngộ độc thuốc cần giữ trẻ ở tư thế ngồi hoặc đứng để các chất trong dạ dày không trào lên thực quản. Không đặt trẻ ở tư thế nằm.
Nếu đang còn tỉnh, bất kể là đã uống nhầm loại gì cũng cần nhanh chóng gây nôn bằng cách móc họng. Đồng thời, cho trẻ uống nhiều nước ấm rồi lại tiếp tục móc họng gây nôn nhằm rửa sạch dạ dày, giải độc ra khỏi cơ thể, giảm bớt tác hại của thuốc hay hóa chất. Trong trường hợp bé hôn mê, co giật thì không nên gây nôn.
Sau sơ cứu ban đầu cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới bệnh viện ngay để được các bác sĩ tiếp tục cấp cứu, giải độc. Mang theo vỏ loại thuốc hoặc chai hóa chất mà người bệnh đã uống nhầm để các bác sĩ có hướng xử lý kịp thời và chính xác.
Bác sĩ Vu Hân Nham
Đối với những sự cố ngoài ý muốn, phòng bệnh tốt hơn trị bệnh. Bác sĩ Vu nhắc nhở các bậc cha mẹ nhất định phải chú ý đến trẻ, những loại thuốc, vũ khí nguy hiểm nên để xa tầm tay của trẻ, để tránh tai nạn cho trẻ.
Một khi phát sinh tai nạn ngoài ý muốn, bất luận là cấp cứu tốt đến đâu cũng sẽ vẫn gây ra tổn thương nhất định cho đứa trẻ.