Cậu bé 13 tuổi giả vờ bị bắt cóc để tống tiền bố mẹ

GD&TĐ -  Người mẹ nhận được tin nhắn yêu cầu nộp 50.000 NDT tiền chuộc, nếu không, "thằng bé sẽ chết”.

Cậu bé 13 tuổi giả vờ bị bắt cóc để tống tiền bố mẹ
cau be 13 tuoi gia vo bi bat coc de tong tien bo me hinh anh 1

Cậu bé Xiaojun, 13 tuổi, giả vờ bị bắt cóc để đòi bố mẹ đưa tiền chuộc mua điện thoại.

Vào khoảng 5 giờ chiều 2.6, mẹ của cậu bé Xiaojun, Zhang Li ở thành phố thành phố Lạc Sơn, Trung Quốc, nhận được một cuộc điện thoại từ thành phố Bắc Kinh. Cô nghe thấy cậu con trai kêu: “Mẹ! Mẹ!”. Người gọi điện thoại chỉ nói rằng anh ta “người lạ” trước khi cúp máy.

Cô Zhang nhận được một cuộc điện thoại khác khoảng 3 giờ sau đó. Lần này, Xiaojun khóc và nói rằng cậu bị bắt cóc gần ga tàu điện. Sau đó, cô nhận được các tin nhắn đe dọa và yêu cầu gia đình phải trả tiền chuộc để đổi lấy sự an toàn của cậu bé.

“Nếu cô muốn cứu con trai, hãy mang 50.000 NDT (tương đương 180 triệu đồng) tới nhà ga tàu điện. Nếu không, thằng bé sẽ chết”, tin nhắn đe dọa viết.

“Kẻ bắt cóc” cũng gửi cho cô Zhang bức ảnh của cậu con trai Xiaojun đang khóc và bị nhét khăn vào miệng. Cô vội vàng gửi tin nhắn hồi đáp: “Xin đừng làm hại con trai tôi. Tiền đã sẵn sàng, tôi xin các anh”.

Cô Zhang ngay lập tức liên hệ với cảnh sát thành phố Lạc Sơn ở tỉnh Tứ Xuyên và chuẩn bị tiền theo yêu cầu của “kẻ bắt cóc”.

Trong một cuộc điện thoại khác, Xiaojun cho biết 4 người đàn ông bắt cóc cậu tại nhà ga và bị nhốt dưới gầm giường. Mặc dù vậy, cảnh sát địa phương phát hiện một số điểm vô lý trong các tin nhắn và nghi ngờ số điện thoại từ Bắc Kinh là giả.

Họ cũng nghi ngờ tại sao 4 kẻ bắt cóc lại để cậu bé sử dụng điện thoại di động một cách thoải mái. Sau 2 ngày điều tra, cảnh sát đã phát hiện Xiaojun trốn trong một khách sạn cách nhà cậu khoảng 1 giờ di chuyển bằng ô tô.

Khi cảnh sát không thể phát hiện dấu vết của một vụ bắt cóc, sự thật đã sáng tỏ là Xiaojun đã tự dàn dựng vụ bắt cóc. Cậu muốn đòi tiền chuộc của bố mẹ để mua một chiếc điện thoại di động mới.

Theo Dân Việt

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.