Cấp cứu bệnh nhi ngừng thở do dây mũ áo thắt ngang cổ

GD&TĐ - Dây rút ở mũ hoặc cổ áo có thể siết vào cổ khi trẻ chơi hoặc mắc vào thiết bị như cầu trượt, xích đu.

Bệnh nhi được theo dõi sát sao. Ảnh: BVCC
Bệnh nhi được theo dõi sát sao. Ảnh: BVCC

Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và điều trị tích cực cho một trường hợp 3 tuổi suy hô hấp, ngừng thở, ngừng tim do bị dây mũ áo vướng vào cầu trượt thắt ngang cổ.

Khai thác bệnh sử, gia đình cho biết, trẻ đang chơi cầu trượt ở tư thế trượt xuống thì mũ áo của bé bị mắc vào thành của cầu trượt, dây lồng trong viền mũ rút lại, khiến trẻ bị giữ ở tư thế ngạt thở. Sau khoảng 10 phút, trẻ được phát hiện trong tình trạng tím tái, ngừng thở.

Trẻ nhập viện trong tình trạng nguy kịch, hôn mê, co giật. Các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành các biện pháp cấp cứu, hồi sức tích cực để cứu trẻ. Tuy nhiên, bệnh nhi có tiên lượng rất nặng, suy hô hấp, suy chức năng đa cơ quan, nguy cơ di chứng thần kinh do thời gian ngừng tuần hoàn ngoại viện kéo dài gây thiếu oxy lên não.

Từ trường hợp bệnh nhi trên, các bác sĩ cho biết, dây rút trên quần áo trẻ em có nguy cơ gây ngạt thở hoặc siết cổ. Dây rút ở mũ hoặc cổ áo có thể siết vào cổ khi trẻ chơi hoặc mắc vào thiết bị như cầu trượt, xích đu. Trẻ cũng có nguy cơ bị kẹt hoặc mắc dây. Dây rút có thể mắc vào cửa, thang máy, các thiết bị vui chơi, gây tai nạn hoặc kéo trẻ ngã. Ngoài ra, dây rút dài ở quần có thể quấn vào chân hoặc mắc vào vật cản khi trẻ di chuyển, dẫn đến té ngã.

Do đó, phụ huynh cần tránh cho trẻ mặc áo có dây rút ở vùng cổ, mũ, hoặc dây quá dài ở quần. Ưu tiên cho trẻ mặc quần áo có khóa kéo, nút bấm hoặc thun co giãn thay cho dây rút. Đồng thời, cần giám sát khi trẻ vui chơi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 đưa vào vận hành khai thác góp phần rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Diễn Châu (Nghệ An) từ 5 giờ xuống còn 3,5 giờ. Ảnh minh họa: INT

Mở đường cho đột phá phát triển kinh tế

GD&TĐ - Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, cương quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”, loại bỏ quy định cản trở, xây dựng thể chế phù hợp, tháo gỡ vướng mắc, “điểm nghẽn” là mở đường cho phát triển kinh tế.

Một lớp học của Trường Tiểu học Thủ Lệ (Ba Đình, Hà Nội). Ảnh: Phòng GD&ĐT

Khơi thông chính sách cho nhà giáo

GD&TĐ - Trong năm 2024, nhiều “điểm nghẽn” về chính sách dành cho nhà giáo được tháo gỡ, tạo động lực để các thầy, cô cống hiến.

Tranh biện giúp trẻ có khả năng giao tiếp tốt và tư duy logic. Ảnh: INT

Bí quyết dạy trẻ tranh biện hiệu quả

GD&TĐ - Để có thể sở hữu kỹ năng tranh biện, trẻ cần lưu ý tới một số yếu tố như lựa chọn chủ đề, đưa ra lập luận vững chắc, lý lẽ thuyết phục...