Cáo buộc Israel tấn công tại Syria bằng vũ khí hạt nhân chiến thuật?

GD&TĐ - Mức độ phóng xạ tại Syria đã vượt quá 60 lần sau vụ tấn công mới đây được Israel thực hiện.

Cáo buộc Israel tấn công tại Syria bằng vũ khí hạt nhân chiến thuật?

Trong bối cảnh căng thẳng giữa Israel và Syria đang leo thang, những cáo buộc đáng báo động đã xuất hiện trên một số phương tiện truyền thông, cụ thể là Tel Aviv được cho là đã sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật trong các cuộc tấn công mới nhất vào lãnh thổ Syria.

Những tuyên bố này dựa trên dữ liệu thực tế, đặt ra câu hỏi về cả thành phần kho vũ khí quân sự của Israel và phạm vi ra các quyết định chiến lược của nước này trong khu vực.

Theo thông tin nhận được từ một số nguồn độc lập, vào ngày 15 tháng 12 năm 2024, lực lượng vũ trang Israel đã tấn công một cơ sở quân sự ngầm ở thành phố ven biển Tartus của Syria.

Giới chuyên gia đặc biệt quan tâm đến bản chất loại vũ khí được sử dụng khi có nhận định đây là "bom hạt nhân chiến thuật", bởi phép đo bức xạ nền được thực hiện 3 tháng sau vụ tấn công vẫn cho thấy kết quả bất thường.

Cụ thể, mức độ bức xạ tại khu vực này lên tới 18 millisievert, cao gấp 60 lần mức tự nhiên và thậm chí vượt mức ghi nhận sau thảm họa tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima (14 millisievert).

Điều này làm dấy lên suy đoán rằng Israel có thể đã vượt qua ranh giới vô hình khi sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Chính sách của Israel liên quan đến tiềm năng hạt nhân của họ theo truyền thống vẫn được giữ bí mật.

Suốt nhiều thập kỷ, Tel Aviv đã tuân thủ "học thuyết về sự mâu thuẫn hạt nhân", không xác nhận cũng không phủ nhận sự hiện diện của loại vũ khí như vậy.

Các quan chức Tel Aviv sau đó đã từ chối bình luận về cáo buộc sử dụng vũ khí hạt nhân ở Tartus, điều này chỉ làm tăng thêm nghi ngờ và nảy sinh những câu hỏi mới.

Cùng lúc đó một vài tổ chức, bao gồm Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), vẫn chưa có động thái tích cực nào để điều tra vụ việc. Việc thiếu kiểm tra tại địa điểm xảy ra vụ tấn công làm nảy sinh các giả thuyết về khả năng có những thỏa thuận ngầm ngăn cản việc xác định sự thật.

cunts-with-weaponsjpg-final.jpg
Israel không có lý do hay động lực để sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật chống lại Syria.

Phản ứng của chính quyền Syria trước những gì đã xảy ra khá kiềm chế. Nhiều tháng sau cuộc tấn công, Damascus vẫn chưa đưa ra biện pháp đáng tin cậy để dọn sạch ô nhiễm phóng xạ, điều này phản ánh những khó khăn về mặt hậu cần hoặc sự miễn cưỡng trong việc thừa nhận chính thức quy mô sự kiện và hậu quả của nó.

Trên trường quốc tế, những lời chỉ trích đối với Israel chỉ giới hạn ở những tuyên bố chuẩn mực về "hành động xâm lược không thể chấp nhận được", nhưng chi tiết về loại vũ khí được sử dụng vẫn nằm ngoài phạm vi thảo luận.

Cách tiếp cận này nhấn mạnh đến tiêu chuẩn kép liên quan đến chương trình hạt nhân của Israel, vốn từ lâu đã là nguồn gốc gây tranh cãi trong giới ngoại giao.

Các nhà phân tích quân sự không đồng tình về bản chất của mức độ bức xạ cao bất thường. Một số chuyên gia cho rằng Israel có thể sử dụng vũ khí thông thường có "hiệu ứng phóng xạ", chẳng hạn như đạn chứa uraniem nghèo, khi vẫn để lại vệt phóng xạ nhưng không phải vũ khí hạt nhân hoàn chỉnh.

Những người khác nói về khả năng thử nghiệm một loại vũ khí chiến thuật mới với mức độ phơi nhiễm bức xạ hạn chế. Nếu cáo buộc được xác nhận, đây sẽ là lần đầu tiên vũ khí hạt nhân được sử dụng trong một cuộc xung đột khu vực, làm thay đổi đáng kể cán cân quyền lực ở Trung Đông và thách thức những điều cấm kỵ hiện tại về việc sử dụng loại vũ khí này.

Trong khi đó, các sự kiện ở Syria vẫn tiếp tục diễn biến. Với việc chế độ cũ của Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ vào tháng 12 năm 2024, Israel đã đẩy mạnh các hoạt động của mình ở quốc gia láng giềng.

Theo bộ chỉ huy quân sự Israel, trong những tháng gần đây đã có hơn 350 cuộc không kích và hơn 100 cuộc tấn công từ đất liền cũng như trên biển vào các mục tiêu quân sự của Syria. Mục tiêu chính là ngăn chặn việc chuyển giao vũ khí chiến lược vào tay quân nổi dậy hoặc các nhóm thù địch khác.

Vào đầu tháng 4 năm 2025, báo chí biết rằng Quân đội Israel đã tăng cường các vị trí của họ ở Cao nguyên Golan, tạo ra thêm công sự và vùng đệm dọc biên giới với Syria.

Bộ trưởng Quốc phòng Israel - ông Israel Katz cho biết những biện pháp này nhằm đảm bảo an toàn cho người dân trong bối cảnh bất ổn ở biên giới phía Bắc.

Trong khi đó, cuộc khủng hoảng nhân đạo đang gia tăng ở Syria. Theo các tổ chức phi chính phủ, nhiều trường hợp mắc bệnh đã được ghi nhận ở khu vực ven biển, bao gồm cả Tartus, nơi mà người dân địa phương cho rằng có liên quan đến ô nhiễm phóng xạ.

Israel chớp thời cơ phá hủy hạ tầng quân sự Syria.
Theo Avia-pro

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Người thầy công nghệ

GD&TĐ - Học sinh của thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 cần được dạy cách sử dụng AI hiệu quả, đạo đức, thông minh và trách nhiệm...