Cảnh giác khi dùng sản phẩm chứa chất kháng khuẩn độc hại

Sử dụng sản phẩm kháng khuẩn chứa nano bạc, triclosan, paraben, benzoyl peroxide, phenoxyethanol… về lâu dài có thể gây nhiều bệnh hiểm nghèo như Alzheimer, Parkinson, ung thư.

Cảnh giác khi dùng sản phẩm chứa chất kháng khuẩn độc hại

Theo Healthnews, các chất kháng khuẩn được sử dụng ngày càng phổ biến trong ngành công nghiệp sản xuất hàng gia dụng không mang lại nhiều lợi ích như những lời quảng cáo, ngược lại nó còn tiềm ẩn những nguy cơ gây hại sức khỏe con người và môi trường. 

Do đó người tiêu dùng cần cảnh giác, đọc kỹ thành phần sản phẩm trước khi lựa chọn, không nên sử dụng những sản phẩm chứa một trong các chất kháng khuẩn độc hại sau:

1. Paraben

canh-giac-khi-dung-san-phm-chua-chat-khang-khun-doc-hai

Sử dụng các sản phẩm chứa chất kháng khuẩn độc hại có thể gây nhiều bệnh nguy hiểm. Ảnh: News.

Paraben là nhóm các hợp chất có chức năng kháng nấm, kháng khuẩn, được sử dụng rộng rãi như một loại chất bảo quản. Chúng thường được tìm thấy trong các loại kem dưỡng da, thuốc mỡ, mỹ phẩm, lăn khử mùi, xà phòng rửa tay.

Paraben sở hữu những đặc tính giống như nội tiết tố estrogen, tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư cho người khi dùng trong một thời gian dài. Hóa chất này được hấp thụ qua da và đã được tìm thấy trong mẫu sinh thiết của các khối u vú. 

Parabens được ghi trên bao bì bằng tên chất cụ thể như methylparaben, propylparaben, butylparaben, hay benzylparaben... Mới đây, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế Việt Nam đã đưa 5 dẫn chất paraben độc hại nhất vào danh mục các chất cấm dùng trong mỹ phẩm bao gồm Isopropylparaben, Isobutylparaben, Phenylparaben, Benzylparaben và Pentylparaben.

2. Triclosan

Chất hóa học này được sử dụng nhiều trong xà phòng kháng khuẩn, lăn khử mùi và kem đánh răng để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc. Độc tính của triclosan được cảnh báo tương đương một loại thuốc trừ sâu, có thể ảnh hưởng đến các hormone của cơ thể, đặc biệt là hormone tuyến giáp (có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất). 

Triclosan còn có thể phá vỡ quá trình phát triển bình thường của tuyến vú. Các nhà khoa học cảnh báo sử dụng hóa chất này thường xuyên sẽ làm cho vi khuẩn dần trở nên kháng thuốc.

3. Nano bạc

canh-giac-khi-dung-san-phm-chua-chat-khang-khun-doc-hai-1

Phân tử bạc được tán nhỏ đến kích cỡ nano có thể thôi ra nước, hủy hoại môi trường và sức khỏe con người. Ảnh: Asiaone.

Đây là một loại vật liệu mới đang được áp dụng ngày nhiều vào công nghệ sản xuất hàng gia dụng có thêm khả năng kháng khuẩn. Các nhà khoa học cảnh báo công dụng của nano bạc không hề giống kim loại bạc. Khi tồn tại ở dạng nano, bạc đã thay đổi hoàn toàn cấu trúc, tính chất vật lý và tính chất hóa học. 

Những nghiên cứu gần đây chỉ ra khi hạt nano bạc tiếp xúc với cơ thể con người, chúng tấn công hệ thống miễn dịch, phá hủy cấu trúc tế bào, khiến sức khỏe suy yếu dần. Cấu trúc tế bào trong cơ thể bị biến đổi khiến con người dễ bị các bệnh hiểm nghèo như Alzheimer, Parkinson, ung thư... Cho đến nay tất cả các bệnh này đều chưa có thuốc đặc trị.

4. Phenoxyethanol

Đây là một loại hóa chất bảo quản ở dạng dầu, được dùng trong hầu hết tất cả các loại mỹ phẩm chăm sóc da, giúp bảo quản sản phẩm trong thời gian dài, không bị hư hỏng hay nấm mốc. Phenoxyethanol rất quan trọng, không có nó thì vi khuẩn sẽ nhanh chóng phát triển làm các dưỡng chất trong kem dưỡng da biến đổi, trở nên độc hại.

Cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ FDA cùng Cơ quan An toàn Dược phẩm Pháp ANSM khuyến cáo phenoxyethanol chỉ nên sử dụng với nồng độ dưới 1%, nếu vượt ngưỡng an toàn này có thể gây nôn, tiêu chảy, ức chế thần kinh, ngứa, hại mắt…

5. Benzoyl Peroxide

Đây là một loại hóa chất có nhiều trong các loại kem trị mụn trứng cá, giúp cải thiện tình trạng mụn nhờ khả năng kháng khuẩn và làm bong tróc chất sừng. Các nhà khoa học khuyến cáo sử dụng sản phẩm chứa benzoyl peroxide tiềm ẩn nguy hại khôn lường, có thể khiến da bị kích ứng, viêm da tiếp xúc, khô da. 

Nếu dùng chất này với hàm lượng cao trong thời gian dài sẽ tạo điều kiện cho các chất gây ung thư tích tụ ngày càng nhiều có nguy cơ gây đột biến gen, tổn thương ADN.

6. DMDM Hydantoin/Ure Imidazolidinyl

Đây là 2 trong số những chất bảo quản có khả năng sản sinh ra phormon. Hoạt chất này có thể gây đau cơ, ung thư, kích ứng da, dị ứng, trầm cảm, đau đầu, đau ngực, viêm tai, mệt mỏi mãn tính, chóng mặt và mất ngủ. Nếu chẳng may tiếp xúc phải, các chất này có thể gây kích ứng hệ hô hấp, tim đập nhanh, hen suyễn, ho mạn tính, cảm lạnh...

7. Quaternium-15

Đây là chất bảo quản dược sử dụng khá phổ biến. Trong một số điều kiện nhất định, quaternium-15 có thể tạo ra formaldehyde, một chất gây ung thư ở người. Đặc biệt những người da nhạy cảm sẽ dễ bị viêm khi tiếp xúc với sản phẩm có chứa chất này nên cần đề cao cảnh giác.

Theo vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.