Cảnh báo hành vi học sinh tự chế tạo pháo nổ đế sử dụng trong dịp Tết

GD&TĐ - Mặc dù đã được tuyên truyền về những mối nguy hiểm khôn lường từ việc chế tạo pháo nổ, thế nhưng nhiều học sinh vẫn học theo mạng xã hội và tự chế tạo để sử dụng trong dịp Tết.

Nhiều vụ tai nạn liên quan đến học sinh chế tạo pháo nổ đã xảy ra.
Nhiều vụ tai nạn liên quan đến học sinh chế tạo pháo nổ đã xảy ra.

Thời gian qua, mặc dù đã có nhiều vụ tai nạn do việc học sinh tự chế pháo nổ gây ra, các cơ quan chức năng đã đưa ra nhiều cảnh báo, tuy nhiên, tình trạng học sinh thực hiện những hành vi liên quan đến chế tạo pháo vẫn diễn ra.

Điều đáng báo động, hiện nay đã có rất nhiều vụ việc học sinh, thanh thiếu niên tự tìm hiểu, chế tạo pháo trái phép thông qua các trang web trên mạng xã hội.

Đây không chỉ là những hành vi vi phạm pháp luật mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường tới tính mạng, sức khoẻ và tình hình an ninh trật tự.

Vừa qua, vào ngày 30/12/2021, Công an xã Tây Trạch, huyện Bố Trạch đã phát hiện 1 học sinh lớp 9, trường THCS xã Tây Trạch đã tự mua nguyên, vật liệu qua mạng xã hội Facebook, xem hướng dẫn trên Youtube rồi chế tạo pháo nổ trái phép và đưa cho bạn cùng trường sử dụng.

Lực lượng công an đã thu giữ 2 túi bột để chế tạo pháo nổ, 2 quả nổ tự chế đã thành phẩm, 41 vỏ quả nổ chưa nhồi thuốc nổ.

Mới đây nhất, một vụ tai nạn liên quan đến pháo nổ đã xảy ra khi một học sinh trú tại xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch cùng nhóm bạn đã xem youtube rồi học theo, chế tạo pháo nổ từ đầu đỏ của các que diêm.

Trong lúc đang chế tạo đã xảy ra tai nạn, khi các đầu đốt bỗng bùng cháy mạnh và phóng thẳng vào mặt. Nạn nhân được đưa vào viện trong tình trạng kích thích dữ dội, hai mắt không mở được, lông mày và lông mi bị cháy hoàn toàn, vùng da mặt bị bỏng độ 2.

Nhiều học sinh đã học theo trên mạng xã hội rồi chế tạo pháo nổ trái phép.
Nhiều học sinh đã học theo trên mạng xã hội rồi chế tạo pháo nổ trái phép. 

Trong bối cảnh hiện nay nhiều địa phương đang thực hiện dạy học theo hình thức trực tuyến do dịch bệnh Covid-19 và đặc biệt là khi dịp Tết Nguyên đán đang đến gần thì tình trạng học sinh tự ý chế tạo pháo nổ có thể sẽ còn diễn ra, vì vậy công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức cho học sinh là cực kỳ cần thiết.

Trao đổi với GD&TĐ, thầy Nguyễn Văn Nhẫn – Hiệu trưởng Trường THPT Ngô Quyền (Bố Trạch) cho biết: “Trong thời gian qua, ở Quảng Bình có những vụ việc liên quan đến học sinh lên mạng xã hội rồi học theo, tự chế pháo để sử dụng, một số trường hợp đã bị bỏng do pháo nổ gây nên. Chính vì vậy, vừa qua nhà trường đã tổ chức tuyên truyền về những hiểm họa khôn lường từ pháo nổ và việc tự chế pháo nổ là hành vi vi phạm pháp luật để các em hiểu rõ hơn và không chế tạo, sử dụng.

Cùng với đó, nhà trường cũng đã phối hợp với phụ huynh để khuyên nhủ và bảo ban, để ý đến các em khi các em ở nhà, không để những tại nạn đáng tiếc như trên xảy ra, đảm bảo cho các em học tập an toàn, chuẩn bị đón Tết Nguyên đán lành mạnh và vui tươi”.

Theo Công an Quảng Bình, để ngăn ngừa tình trạng tự chế tạo pháo và sử dụng pháo nổ trái phép, ngoài sự vào cuộc tích cực của lực lượng chức năng thì cần sự chung tay quyết liệt của nhà trường và phụ huynh để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, quản lý học sinh, con em mình, ngăn chặn nguy cơ, hậu quả đáng tiếc xảy ra từ pháo nổ.

Bình luận

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh trải nghiệm ngành học tại ngày hội tư vấn Tuyển sinh - Hướng nghiệp - Ngày Mở lần thứ 18 do Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM tổ chức. Ảnh: V.T

Thử làm sinh viên trước khi chọn trường

GD&TĐ - Nhiều trường ĐH khởi động chương trình tư vấn tuyển sinh 2025 bằng các ngày hội, cho học sinh THPT tham quan trực tiếp khuôn viên và cơ sở vật chất.

Điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam đã có bước phát triển đáng kể những năm gần đây. Ảnh minh họa: INT

Tích hợp hệ thống năng lượng hỗn hợp

GD&TĐ - Kết hợp năng lượng mặt trời và gió giúp hệ thống điện ổn định hơn, hiệu suất cao hơn. Hệ thống phù hợp để ứng dụng vào điện mặt trời mái nhà.