Cảnh báo các loại thuốc điều trị ung thư không nên mua trên mạng

Cảnh báo các loại thuốc điều trị ung thư không nên mua trên mạng

Trong thời gian qua, trên các trang web Nhà thuốc Võ Lan Phương tại địa chỉ https://volanphuong.com/ và Nhà thuốc Lan Phương tại địa chỉ https://nhathuoclanphuong.net/ có giới thiệu và chào bán nhiều loại thuốc, trong đó có thuốc điều trị ung thư như: Thuốc Osicent 80mg (Osimertinib) ghi nhà sản xuất Incepta Pharmaceuticals Ltd., Bangladesh; Thuốc Osimert 80mg (Osimertinib) ghi nhà sản xuất Everst – Bangladesh; Thuốc Tagrix 80mg (Osimertinib) ghi nhà sản xuất Beacon Pharmaceuticals Ltd., Bangladesh.

Các sản phẩm này chưa được Bộ Y tế cấp phép lưu hành là thuốc, chưa được cấp giấy xác nhận nội dung thông tin thuốc/quảng cáo thuốc. Cục Quản lý Dược đang phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình các cơ quan chức năng xử lý, Cục Quản lý Dược khuyến cáo người sử dụng không mua các thuốc điều trị ung thư nêu trên được chào bán và quảng cáo qua mạng để điều trị.

Liên quan đến các sản phẩm thuốc chữa ung thư, dư luận từng rúng động bởi Vụ án VN Pharma. Quá trình điều tra cho thấy, viên thuốc đến được với người bệnh đã phải qua rất nhiều tay môi giới. Giá cả thuốc bị đội lên gấp nhiều lần, còn chất lượng và giá trị chữa bệnh của những viên thuốc này thì không ai có thể thẩm định.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm được quảng cáo là hỗ trợ hoặc điều trị khỏi bệnh ung thư. Điều này đã đánh trúng tâm lý “có bệnh bái tứ phương” của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân không may mắc bệnh nan y.

Người tiêu dùng nên hết sức cẩn trọng khi tự ý mua thuốc điều trị. Nên tuân thủ tuyệt đối lời khuyên và phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa để tránh “tiền mất tật mang”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thiếu tướng Đỗ Thanh Bình - Cục trưởng Cục CSGT (Bộ Công an) thông tin về ứng dụng AI tại trung tâm chỉ huy.

Xây dựng ý thức văn minh giao thông

GD&TĐ - Với hệ thống camera tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI), cảnh sát giao thông (CSGT) không cần ra đường chặn bắt xe vi phạm đối với nhiều hành vi.

Kén tằm chứa hoạt chất sinh học quý giá.

Chiết xuất từ kén tằm giúp làm đẹp và trị bệnh

GD&TĐ - Lần đầu tiên tại Việt Nam, nhóm nghiên cứu từ Trường Đại học Cần Thơ đã chiết xuất thành công fibroin - loại protein quý từ kén tằm Đà Lạt - và phát triển hệ vi hạt fibroin có khả năng tương thích sinh học cao.