Cảnh báo 6 triệu chứng bệnh viêm xoang mũi cần điều trị ngay

GD&TĐ - Có nhiều triệu chứng bệnh viêm xoang mũi dễ bị nhầm lẫn với cảm lạnh, cúm hay viêm mũi dị ứng. Nhận biết đúng giúp điều trị chính xác và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Nhận biết triệu chứng bệnh viêm xoang mũi giúp điều trị chính xác.
Nhận biết triệu chứng bệnh viêm xoang mũi giúp điều trị chính xác.
Nhận biết bệnh viêm xoang mũi

Xoang là một khoang rỗng, chứa đầy không khí. Bình thường tất cả các xoang đều thông với đường thở mũi thông qua một lỗ thông. 

Chúng ta có tất cả 4 cặp xoang: Xoang hàm, xoang sàng, xoang trán và xoang bướm.

Các tế bào của lớp lót bên trong mỗi xoang là tế bào tiết chất nhờn, tế bào biểu mô và một số tế bào là một phần của hệ thống miễn dịch (đại thực bào, tế bào lympho và bạch cầu ái toan).

Các xoang có chức năng làm ẩm và làm ấm không khí trước khi vào phổi, cách nhiệt các cơ quan xung quanh (mắt, dây thần kinh), tăng cộng hưởng giọng nói và làm bộ đệm chống chấn thương mặt. Các xoang làm giảm trọng lượng của hộp sọ.

Viêm xoang có thể do bất cứ thứ gì cản trở luồng không khí vào xoang và thoát dịch nhầy ra khỏi xoang. Các lỗ thông xoang (xương mũi) có thể bị tắc do sưng niêm mạc mô và mô đường mũi lân cận.

Viêm xoang thường do virus gây ra và thường vẫn tồn tại ngay cả khi các triệu chứng hô hấp trên đã hết. Trong một số trường hợp, vi khuẩn hoặc nấm có thể gây nhiễm trùng xoang. Các tình trạng khác như dị ứng, polyp mũi và bệnh răng miệng cũng có thể góp phần gây ra các triệu chứng và cơn đau xoang.

 triệu chứng bệnh viêm xoang mũi

Viêm xoang là các hốc xoang bị sưng viêm, chứa đầy dịch nhầy.

Các triệu chứng bệnh viêm xoang mũi cần lưu ý

Nhận biết các triệu chứng của viêm xoang mũi giúp người bệnh sớm đi khám và điều trị, tránh để kéo dài gây biến chứng nguy hiểm. 

Đau trong xoang

Đau là một triệu chứng phổ biến của bệnh viêm xoang. Tình trạng viêm và sưng tấy khiến các xoang đau nhức và cảm giác nặng nề, khó chịu. Người bệnh có thể cảm thấy đau ở trán, hai bên mũi, hàm trên và răng, hoặc giữa hai mắt, thậm chí cả đau đầu.

Chảy nước mũi đặc

Khi bị viêm xoang, người bệnh có thể phải xì mũi thường xuyên vì nước mũi chảy ra nhiều và đặc, có màu vàng hoặc xanh. Dịch nhầy này chảy ra từ các xoang bị viêm và chảy vào đường mũi.

Dịch nhầy cũng có thể chảy ra mũi sau, chảy xuống phía sau cổ họng gây nhột, ngứa họng, đau họng. 

Hiện tượng này được gọi là chảy mũi sau và có thể khiến người bệnh bị ho vào ban đêm khi đang nằm ngủ và vào buổi sáng sau khi thức dậy. Nó cũng có thể khiến giọng nói của người bệnh bị khàn.

triệu chứng bệnh viêm xoang mũi

Chảy nước mũi đặc cũng là triệu chứng bệnh viêm xoang mũi.

Nghẹt mũi

Các xoang bị viêm gây nghẹt mũi, hạn chế khả năng thở bằng mũi. Nhiễm trùng gây sưng xoang và thu hẹp hốc mũi. Do nghẹt mũi, người bệnh có thể sẽ không thể ngửi hoặc nếm được như bình thường. Giọng nói nghe ồm ồm do mũi bị nghẹt.

Đau đầu do xoang

Áp lực và sưng viêm trong xoang cũng khiến người bệnh bị nặng mặt, đau đầu, đau tai, đau răng, đau hàm và đau cả má. 

Đau đầu do viêm xoang thường nặng nhất vào buổi sáng vì dịch nhầy tích tụ suốt đêm. Cơn đau đầu cũng có thể trở nên tồi tệ hơn khi áp suất khí quyển của môi trường thay đổi đột ngột.

Kích ứng cổ họng và ho

Khi dịch nhầy từ xoang chảy xuống phía sau cổ họng sẽ gây kích ứng họng dẫn đến ho dai dẳng và khó chịu, đặc biệt là khi nằm ngủ hoặc buổi sáng sau khi thức dậy. 

Nghẹt mũi, chảy dịch mũi sau và ho thường gây khó ngủ. Người bệnh nên kê cao đầu khi ngủ để giảm áp lực xoang và giảm chảy dịch mũi sau. 

Đau họng và khàn giọng

Chảy dịch mũi sau có thể khiến người bệnh bị đau rát cổ họng. Ban đầu, dịch mũi chảy xuống gây cảm giác nhột nhột khó chịu. Khi tình trạng nhiễm trùng kéo dài vài tuần hoặc lâu hơn, dịch nhầy có lẫn virus, vi khuẩn hoặc các chất bẩn khác sẽ gây kích ứng và viêm cổ họng, dẫn đến đau họng, khàn giọng.

Có triệu chứng bệnh viêm xoang mũi có nên đi khám?

Nên đi khám nếu bị sốt, chảy nước mũi, nghẹt mũi hoặc đau mặt kéo dài hơn 10 ngày hoặc tiếp tục tái phát. 

Sốt không phải là một triệu chứng điển hình của viêm xoang mạn tính hoặc cấp tính, nhưng nó có thể xảy ra do tình trạng viêm nhiễm.

triệu chứng bệnh viêm xoang mũi

Viêm xoang có thể gây đau đầu, sốt cao.

Điều trị viêm xoang bằng cách nào?
Viêm xoang do virus

Nếu nguyên nhân viêm xoang là do virus thì không cần phải sử dụng thuốc kháng sinh. Các phương pháp điều trị thường gồm thuốc giảm đau và hạ sốt. Ví dụ như acetaminophen (Tylenol).

Viêm xoang do virus có thể cần áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà (thuốc không kê đơn) như thuốc giảm đau và hạ sốt (acetaminophen [Tylenol]), thuốc thông mũi và thuốc tiêu dịch nhầy. Ngoài ra, người bệnh cũng nên xịt mũi, rửa mũi để làm giảm các triệu chứng viêm xoang.

Viêm xoang do vi khuẩn

Viêm xoang do vi khuẩn thường có biểu hiện đau mặt, dịch nhầy mũi đặc giống như mủ và các triệu chứng khác kéo dài hơn một tuần và không thuyên giảm sau khi dùng thuốc nhỏ mũi không kê đơn (OTC).

Nhiễm trùng xoang cấp tính thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh nhằm mục đích điều trị các loại vi khuẩn phổ biến nhất được biết là gây nhiễm trùng xoang. 

Viêm xoang do nấm

Thuốc chống nấm chủ yếu là Amphotericin B thường được chỉ định nếu viêm xoang là do nấm gây ra. Tuy vậy, trường hợp viêm xoang do nấm rất hiếm.

Viêm xoang do vi khuẩn và nấm thường cần điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc kháng nấm kết hợp với các phương pháp điều trị tại nhà. Một số chuyên gia còn khuyên nên rửa mũi sau khi phẫu thuật xoang. 

Mặc dù các biến chứng nghiêm trọng không thường xuyên xảy ra, nhưng viêm xoang có thể gây nhiễm trùng mở rộng trực tiếp vào não qua vách xoang, gây nguy hiểm đến tính mạng (ví dụ viêm màng não hoặc áp xe não).

Ngoài ra, các cấu trúc lân cận khác có thể bị nhiễm trùng chẳng hạn như viêm tủy xương của xương trong hộp sọ và nhiễm trùng quanh mắt. Biến chứng thường xảy ra ở những bệnh nhân bị suy giảm hệ thống miễn dịch, mắc bệnh tiểu đường.

triệu chứng bệnh viêm xoang mũi

Viêm xoang mũi do vi khuẩn và nấm cần phải uống thuốc kháng sinh, kháng nấm.

Các loại thuốc điều trị triệu chứng bệnh viêm xoang mũi
Thuốc xịt thông mũi không kê đơn

Sử dụng thuốc xịt thông mũi, chẳng hạn như oxymetazoline, có thể giúp giảm các triệu chứng viêm xoang trong thời gian ngắn. Nhưng thuốc này không nên dùng quá 3 ngày. Sử dụng kéo dài có thể gây ra tác dụng ngược - có nghĩa là các triệu chứng thường trở nên tồi tệ hơn. 

Thuốc xịt mũi chứa steroid, chẳng hạn như fluticasone, triamcinolone hoặc mometasone có thể giúp giảm các triệu chứng nghẹt mũi. Nhóm thuốc này có thể sử dụng kéo dài mà không có nguy cơ bùng phát bệnh trở lại. Thuốc xịt mũi fluticasone và triamcinolone có bán tại các nhà thuốc. 

Nhóm thuốc kháng histamine sẽ giúp ngăn ngừa chảy nước mũi do dị ứng. Các loại thuốc phổ biến gồm: Sudafed, Zyrtec, Allegra, Claritin.

Trong nhiều trường hợp, viêm xoang ban đầu là do dị ứng, sau đó bị bội nhiễm vi khuẩn. Đối với những trường hợp này, điều trị viêm xoang dị ứng sớm có thể ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn.

Dùng thuốc thông mũi (pseudoephedrine) và thuốc tiêu dịch nhầy (guaifenesin) bằng đường uống có thể hữu ích trong việc hỗ trợ điều trị viêm xoang. 

Lưu ý: Người bị huyết áp cao, có vấn đề về tuyến tiền liệt, bệnh tăng nhãn áp hoặc khó ngủ không nên dùng thuốc thông mũi. Nếu muốn dùng các loại thuốc này thì cần hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ. 

Thuốc kháng sinh

Thông thường, thuốc kháng sinh như amoxicillin chỉ được chỉ định để điều trị viêm xoang cấp tính khi các phương pháp khác (thuốc xịt mũi steroid, thuốc giảm đau và xịt mũi, rửa mũi) không có tác dụng. 

Năm loại vi khuẩn phổ biến nhất gây viêm xoang là: Phế cầu khuẩn, Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis, Staphylococcusaureus, Streptococcus pyogenes.

Thuốc kháng sinh điều trị viêm xoang phải có khả năng tiêu diệt năm loại vi khuẩn này.

Amoxicillin (Amoxil) được chấp nhận cho các trường hợp viêm xoang cấp tính không biến chứng; tuy nhiên, nhiều bác sĩ kê toa amoxicillinclavulanate (Augmentin) là thuốc kháng sinh hàng đầu để điều trị viêm xoang do vi khuẩn có thể xảy ra. Amoxicillin thường có hiệu quả chống lại hầu hết các chủng vi khuẩn.

Các loại kháng sinh khác có thể được sử dụng nếu người bệnh bị dị ứng với penicillin là: cefaclor (Ceclor), loracarbef (Lorabid), clarithromycin (Biaxin), azithromycin (Zithromax), sulfamethoxazole (Gantanol), trimethoprim (Bactrim, Septra), ciprofloxacin (Cipro).

Nếu các triệu chứng không cải thiện sau 5 ngày dùng kháng sinh, hãy đi khám lại vì có thể cần phải đổi thuốc kháng sinh khác. 

Nhìn chung, một loại kháng sinh hiệu quả cần được tiếp tục sử dụng trong tối thiểu 10-14 ngày. Có nhiều trường hợp dùng thuốc kháng sinh trong 14-21 ngày. 

Người bệnh nên dùng thuốc kháng sinh theo đơn thuốc và nên tuân thủ đúng liệu trình. Lạm dụng và sử dụng thuốc kháng sinh không phù hợp sẽ làm tăng nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc, vi khuẩn gây nhiễm trùng nghiêm trọng và rất khó điều trị. 

Khi sử dụng thuốc kháng sinh trị viêm xoang, có thể có các tác dụng phụ như phát ban, tiêu chảy hoặc các vấn đề về dạ dày.

Xịt mũi, rửa mũi bằng dung dịch nước muối

Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh hiệu quả của việc xịt mũi đối với cả viêm xoang cấp và mạn tính, cũng như viêm mũi dị ứng và dị ứng theo mùa.

Có thể sử dụng dung dịch vệ sinh mũi có chứa nước muối biển và các chất khoáng tốt cho niêm mạc mũi xoang để làm sạch xoang, giảm khô mũi và loại bỏ các chất gây hại trong mũi xoang. 

Dùng thuốc Xoang Đông y thế hệ 2

Viêm xoang dễ tái phát nhiều lần nếu không điều trị đúng cách. Viêm xoang có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là do cơ địa, niêm mạc mũi xoang suy yếu dễ bị viêm nhiễm bởi các tác động từ bên ngoài môi trường. Bởi vậy, ngoài việc dùng thuốc thông mũi tiêu viêm Tây y, hiện nay nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn thuốc Đông y để tăng cường chính khí của cơ thể, tăng cường sức khỏe của niêm mạc mũi xoang, nhờ vậy sẽ giúp ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát. 

Tuy vậy, không phải thuốc Đông y nào cũng có hiệu quả cao, nhất là thuốc được làm từ các bài trong sách hay lan truyền qua mạng internet thiếu kiểm chứng. Tuy hiếm nhưng vẫn có bài thuốc hiệu quả thực sự. Bài thuốc xoang tiêu viêm thông mũi bí truyền là một ví dụ. 

Hiện bài thuốc này đã được chuyển giao công nghệ sản xuất tại nhà máy dược phẩm hiện đại chuẩn GMP-WHO tạo nên thuốc Xoang Đông y thế hệ 2 dạng viên nén tiện dụng. 

Thuốc Xoang Đông y thế hệ 2 không chỉ hỗ trợ điều trị các triệu chứng viêm xoang mũi mà còn giúp ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát. 

Thuốc Xoang Đông y thế hệ 2 hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Thuốc Xoang Nhất Nhất

triệu chứng bệnh viêm xoang mũi

Thông mũi, tiêu viêm trị:

- Viêm mũi dị ứng, nghẹt mũi

- Viêm xoang cấp, mạn tính, đau đầu

Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 289/2020/XNQC/QLD

Xem thêm về sản phẩm: https://nhatnhat.com/thuoc-xoang-nhat-nhat.html

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ