Cần xử lý hình sự đối với hành vi báo cáo gian dối

GD&TĐ - Hiện nay, tình trạng báo cáo gian dối đã trở thành vấn nạn gây nhức nhối trong xã hội nước ta hiện nay. Nào là gian dối bằng cấp, thành tích, thiết kế, thi công gian dối, báo cáo thiệt hại gian dối... có thể nói tình trạng này xảy ra ở mọi lĩnh vực, xâm nhập vào mọi ngõ ngách của đời sống xã hội.

Cần xử lý hình sự đối với hành vi báo cáo gian dối

Đặc biệt, tình trạng báo cáo gian dối, không đúng với thực tế của các cơ quan, tổ chức, cá nhân gây thiệt hại, ảnh hưởng quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân ngày càng nghiêm trọng gây bức xúc, mất lòng tin trong quần chúng nhân dân và trở thành lực cản đối với sự phát triển của đất nước.

Dưới góc độ bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến những hệ lụy, tác hại tiêu cực của việc báo cáo gian dối và cần thiết bổ sung “Tội báo cáo gian dối” vào quy định của Bộ luật Hình sự vì tính chất nguy hiểm và những hậu quả tiêu cực do hành vi báo cáo gian dối gây ra cho xã hội. Việc báo cáo gian dối của các cơ quan, tổ chức, cá nhân là sự khởi nguồn từ mọi sự tiêu cực, yếu kém trong đời sống xã hội. Bởi vì, căn cứ vào số liệu, nhận định, đánh giá sai tại các báo cáo này mà cơ quan chức năng đưa ra các định hướng, biện pháp giải quyết sai, không sát với tình hình thực tế dẫn đến không khả thi hoặc thất thoát, lãng phí nguồn lực xã hội. Bên cạnh đó, các báo cáo gian dối còn trực tiếp ảnh hưởng đến tính đúng đắn, khách quan của các mối quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh, bảo vệ, vấn đề cần xử lý, giải quyết cũng như ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức.

Từ việc báo cáo không trung thực, gian dối mà dẫn đến các hành vi tham nhũng, cố ý làm trái các quy định của pháp luật. Ví dụ như gian dối trong việc báo cáo, lập dự án đầu tư, đó là việc chủ đầu tư vì mục đích thực hiện dự án mà đưa ra các số liệu, thông số kỹ thuật không chính xác để đánh lạc hướng cơ quan chức năng, dư luận gây ra hậu quả nghiêm trọng như việc xây dựng các thủy điện, nhà máy mía đường, xi măng... thời gian trước đây. Hay như trường hợp chính quyền một số địa phương kê khai số tiền lớn cần triển khai các công trình, dự án nhưng thực tế thi công lại rất ít nhằm để trục lợi gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước. Mới đây nhất là tình trạng kê khai khống thiệt hại trong thiên tai, lũ lụt và yêu cầu, kêu gọi được Nhà nước, tổ chức, cá nhân giúp đỡ, hỗ trợ và khi được trợ giúp thì tìm cách chiếm đoạt số tiền trên.

Hành vi báo cáo không trung thực, gian dối cũng ảnh hưởng đến nền tảng đạo đức xã hội, sự phát triển bền vững của đất nước. Điển hình là bệnh thành tích trong giáo dục kèm theo các tệ nạn học vẹt, học tủ, bằng giả, gian lận trong thi cử... đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của cả hệ thống giáo dục.

Điều đáng nói ở đây là hành vi báo cáo không trung thực, gian dối chưa bị xem là nguy hiểm cho xã hội nên không bị xem xét, xử lý nghiêm minh tương xứng với mức độ thiệt hại mà hành vi này gây ra. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho tình trạng báo cáo gian dối này ngày càng thêm nghiêm trọng và diễn ra trên hầu hết mọi lĩnh vực mà không bị ngăn chặn, loại bỏ một cách triệt để.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...