Cần vượt qua khoảng cách kỹ thuật số trong GD trực tuyến

GD&TĐ - GD trực tuyến đã nổi lên như một hiện tượng thành công trong năm nay với sự phát triển không ngừng. Theo UNESCO, 850 triệu HS, SV không đến trường học vì Covid-19 và tổn thất nó gây ra cho nền kinh tế và hạnh phúc của chúng ta.

HS học trực tuyến tại nhà.
HS học trực tuyến tại nhà.

Ty nhiên, ngành GD vẫn duy trì được hoạt động nhờ GD trực tuyến. Với vô số công ty và ứng dụng công nghệ GD (Edtech) như Zoom, Skype và FaceTime, việc truy cập vào các nền tảng học tập trực tuyến và khuôn viên trường học ảo đã trở nên dễ dàng hơn. Điện thoại thông minh và các ứng dụng công nghệ tiên tiến thực sự đã giúp cuộc sống của chúng ta dễ dàng hơn.

Mặc dù việc học nói chung không bị gián đoạn nhưng dường như có một khoảng cách lớn về mặt kỹ thuật số giữa những người học trực tuyến và những người thiếu các cơ sở cơ bản như internet để tiếp cận các lớp học online. Mọi phân khúc dân số đều bao gồm những người gặp bất lợi về kinh tế và xã hội đến mức việc sử dụng các công cụ như internet cũng trở thành vấn đề tài chính. Phương tiện truyền thông được em là thứ “xa xỉ” đối với ai không được tiếp cận.

GD trực tuyến được cung cấp rộng rãi cho hàng ngàn gia đình có tiền và khả năng cho con vào các lớp trực tuyến. Tuy nhiên, các gia đình nói chung, đặc biệt là gia đình thu nhập thấp, gặp rắc rối khi cho người thân đăng ký học trực tuyến trong thời gian có Covid-19.

Nói thì dễ hơn làm khi các công ty công nghệ chuyên về GD mạnh mẽ tuyên bố rằng GD trực tuyến là miễn phí và mọi người đều có thể truy cập. Chính quan niệm này đã làm nổi rõ sự thiếu hiểu biết và thông tin sai lệch về động lực của dân số. GD trực tuyến là một ví dụ cho thấy sự chia rẽ về kỹ thuật số.

Theo dữ liệu mới đây, khoảng 360 triệu trẻ em không tiếp cận được với internet. Với một khoảng cách lớn về GD như vậy, sự phân bố không đồng đều của việc học trực tuyến nói lên rất nhiều bất công mà các gia đình thu nhập thấp và các các nước kém phát triển nói chung phải gánh chịu.

Để giải quyết vấn đề trên, các công ty Edtech khởi nghiệp cần làm tốt hơn và điều tra sự bất bình đẳng tồn tại trong các mô hình GD trực tuyến của họ. Họ đã thành công trong việc thiết lập các trường học ảo cho HS nhưng thứ mà họ dễ dàng làm ngơ là GD toàn diện.

Vì vậy, nhiều HS không thể học bất kỳ điều gì đáng kể từ khi các trường đóng cửa vì Covid-19. Vài tháng qua có thể được HS sử dụng một cách khôn ngoan thông qua các giải pháp dành cho các gia đình không tiếp cận được internet nếu có biện pháp nào đó mà trường học và chính phủ đưa ra.

Những tác động trong tương lai có thể rất tồi tệ nếu khoảng cách này không được giải quyết. Các công ty Edtech nên áp dụng cách tiếp cận theo đó HS, SV thuộc mọi chủng tộc, văn hóa và hoàn cảnh xã hội đều có thể theo học.

Các gia đình nên được hỗ trợ các thiết bị internet, đặc biệt là ở các vùng bị giới hạn hoặc không có khả năng truy cập internet. Các cơ sở GD nên hỗ trợ tài chính cho HS và gia đình họ. Nếu các gia đình không thể mua được dịch vụ internet hàng tháng, họ có thể được nhà trường hỗ trợ trong cả năm. Quy định này chỉ nên áp dụng cho các gia đình khó khăn về tài chính.

Các chính phủ cũng có thể can thiệp và hỗ trợ bất kỳ điều gì có thể để thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số trong GD trực tuyến. Đây có lẽ là yếu tố quan trọng nhất thực sự có thể giúp HS nhận được nền GD xứng đáng.

Theo CGTN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...

Minh họa/INT

Cảnh báo người mới

GD&TĐ - Trung Quốc vừa quyết định cấm xuất khẩu kim loại và vật liệu có chứa những nguyên tố hoá học nhất định, trong đó có Gallium và Germanium sang Mỹ.