Cần thúc đẩy phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục trẻ

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp

Ý kiến của TS Nguyễn Ngọc Hiền – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh về việc giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện các phẩm chất và năng lực giúp trẻ phát triển một cách toàn diện đặc biệt nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa của phối hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng trong chăm sóc trẻ. Phân tích thực tế hoạt động dạy và học trong các trường mầm non hiện nay, TS Hiền đề xuất khung phối hợp gia dình, nhà trường và cộng đồng trong giáo dục và chăm sóc trẻ, sao cho phù hợp hơn.

Các đại biểu phát biểu tại phiên họp
Các đại biểu phát biểu tại phiên họp

 Từ thực tế điều hành hoạt động tại cộng đồng, bà Võ Thị Hiền – Giám đốc Trung tâm chăm sóc và GDMN OneSky, Đà Nẵng đã minh chứng về ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của việc phối kết hợp hiệu quả giữa nhà trường và cộng đồng. Các bài học kinh nghiệm được bà Hiền đưa ra là: Luôn lấy trẻ làm mục tiêu để hoạch định kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm; tuân thủ nghiêm 5 nguyên tắc của XHHGD; Công tác XHH của mội địa phương sẽ khác nhau phụ thuộc vào tình hình thực tế của địa phương  nên cần có sự nghiên cứu kỹ, vận dụng cụ thể sáng tạo; luôn đảm bảo thông tin thông suốt giữa gia đình và nhà trường và kế hoạch hóa mọi hoạt động, thường xuyên kiểm tra, điều chỉnh kế hoach nếu cần.

NGƯT.TS Đặng Lộc Thọ đến từ Đại học Thủ đô, cho rằng: Biên soạn chính sách, cần có qui định rõ về chức năng, nhiệm vụ để đánh giá việc thực hiện. Việc xây dựng nội dung hoạt động, cũng cần tăng cường bồi dưỡng năng lực cho GVMN (đổi mới chương trình đào tạo). Bên cạnh đó cũng cần bồi dưỡng thường xuyên năng lực cho GV, cha me trẻ và cán bộ các tổ chức xã hội (xây dựng chương trình bồi dưỡng thường xuyên, tổ chức Hội thảo, tổ chức tham quan học tập); Cần linh hoạt trong hình thức tổ chức hoạt động; Cần có qui định thành phần, qui chế phối hợp, có tiêu chí đánh giá, xác định đơn vị/cấp quản lý đánh giá; Có qui định về việc đầu tư cho GD.

Các tham luận của đại biểu đến từ các Trường đại học, Sở GD&ĐT, Phòng GDMN và trường mầm non đề xuất các nội dung: Cần rà soát văn bản, có điều chỉnh phù hợp, tiếp tục bổ sung góp ý kiến vào dự thảo Luật GD sửa đổi cho phù hợp với đặc thù phát triển của GDMN; xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí để khuyến khích XHHGD, cũng như bổ sung xây dựng mối quan hệ nhà trường – cộng đồng; Cần xây dựng và hoàn thiện văn bản của các cấp quản lý, cụ thể hóa, tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của của cộng đồng trong việc phối hợp với nhà trường … Đồng tình với các ý kiến của đại biểu, đại diện Vụ GDMN đã lý giải một số kiến nghị, và đề xuất các chuyên gia tiếp tục góp ý để Vụ GDMN tham mưu văn bản để hoạt động các trường mầm non ngày càng tốt hơn.

Phát biểu kết luận, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa khẳng định tính cần thiết của sự phối với giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng. Đây là “Tam giác vàng”, “Kiềng ba chân”. Đặc biệt đối với trẻ MN thì vai trò GĐ là rất lớn. Cần phải tuyên truyền để cha mẹ trẻ thấy được vai trò/năng lực để có sự gắn kết với nhà trường, không phó mặc/giao khoán cho nhà trường. Cần tăng cường trách nhiệm của Nhà trường/Hiệu trưởng để cha mẹ trẻ thấy  được sự tôn trọng, tạo nên niềm tin của cha mẹ trẻ.

Cuối cùng thứ trưởng lưu ý sự cần thiết phải tăng cường công tác bồi dưỡng năng lực cho GVMN, năng lực cho cha mẹ trẻ và cán bộ các tổ chức xã hội. Cần đổi mới chương trình đào tạo, xây dựng chương trình bồi dưỡng thường xuyên, bổ sung chính sách, tăng cường vai trò quan lý, kiẻm tra, giám sát và khai thác hiệu quả nguồn kinh phí.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ