Cần thiết thẩm định những phương pháp GD sớm để đảm bảo quyền của trẻ em

GD&TĐ - Ngày 26/11, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo khoa học toàn quốc “Giáo dục sớm phát triển năng lực trẻ em trong những năm đầu đời: Lý luận và thực tiễn”.

Thứ trưởng Ngô Thị Minh phát biểu tại Hội thảo.
Thứ trưởng Ngô Thị Minh phát biểu tại Hội thảo.

Hội thảo do Trung ương Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam, Viện Nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người (IPD) tổ chức. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh dự và phát biểu tại hội thảo.

Cùng tham dự có ông Vũ Oanh – Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyên Chủ tịch Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam (VACHE); Ông Nguyễn Hồng Quân – Nguyên ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội VACHE;... Đại diện các đơn vị trực thuộc Trung ương Hội; Lãnh đạo và chuyên gia Viện IPD; Các nhà khoa học, thầy cô giáo...

NGND.PGS.TS.BS. Nguyễn Võ Kỳ Anh - Viện trưởng Viện IPD, Phó Chủ tịch Hội VACHE cho biết: Trong 10 năm qua, cụm từ “Giáo dục sớm” đã được truyền bá sâu rộng hơn, các phương pháp giáo dục sớm tiên tiến, hiện đại của các nhà giáo dục sớm thế giới đã được giới thiệu ở Việt Nam và được nhiều tổ chức, cá nhân nghiên cứu, áp dụng cho trẻ từ 0 đến 6 tuổi ở gia đình và các cơ sở giáo dục mầm non (chủ yếu ngoài công lập) dưới nhiều hình thức khác nhau.

Các lớp đào tạo, các ấn phẩm, tài liệu giới thiệu về nội dung, phương pháp và những thành tựu giáo dục sớm của các nước và của Việt Nam cũng ngày càng phổ biến và phong phú.

Giáo dục sớm cần thiết để trẻ phát triển toàn diện
Giáo dục sớm cần thiết để trẻ phát triển toàn diện

Với mong muốn nhìn lại những điều đã làm được, định hướng phát triển cho tương lai, góp phần đổi mới giáo dục trẻ em sớm ở những năm đầu đời, hội thảo đã tập trung giới thiệu, trao đổi kết quả nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn ứng dụng giáo dục sớm đang được thực hiện ở Việt Nam.

Từ đó hội thảo xác định giá trị, nhu cầu, định hướng chiến lược, phương thức hoạt động để không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ em trong những năm đầu đời. 

Hội thảo cũng tạo cơ hội để đại biểu gặp gỡ, giao lưu, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nhau trong nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ giáo dục sớm.

Đặc biệt, hướng tới cơ hội hợp tác giữa các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực giáo dục sớm với các cơ sở giáo dục mầm non công lập và tư thục, các nhà khoa học, các cơ quan quản lý các cấp, các doanh nghiệp và doanh nhân liên quan đồng lòng, chung sức thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em, đảm bảo công bằng xã hội, góp phần vào công cuộc bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng nòi giống, đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài tương lai của đất nước.

NGND.PGS.TS.BS. Nguyễn Võ Kỳ Anh phát biểu tại Hội thảo
NGND.PGS.TS.BS. Nguyễn Võ Kỳ Anh phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu tại hội thảo Thứ  trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh đã ghi nhận những thành quả, công trình nghiên cứu về giáo dục sớm trong 10 năm qua của Viện Nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người (IPD).

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cũng chia sẻ: Khi xây dựng, thiết kế luật trẻ em năm 2016 vấn đề Giáo dục sớm, đặc biệt là 1000 ngày đầu đời đã được đặt ra, nhiều kết quả nghiên cứu được cập nhật, và đặc biệt có sự phối hợp sâu giữa Bộ Y tế và các cơ quan chức năng liên quan đến giáo dục sớm.  

Ngay sau khi Luật trẻ em được ban hành, Chính phủ đã yêu cầu Bộ LĐTB&XH xây dựng đề án chính sách về phát triển toàn diện trẻ em. Điều đó cho thấy Đảng, Nhà nước rất quan tâm về vấn đề giáo dục sớm ở trẻ em; đã và đang cập nhật, xem xét những nghiên cứu về giáo dục sớm ở những độ tuổi khác nhau của Viện IDP vào luật.  

Cũng theo Thứ trưởng, Giáo dục sớm đã và đang được nhiều nước tiên tiến trên thế giới quan tâm nghiên cứu cụ thể. Tại Việt Nam, vấn đề giáo dục sớm cũng được Bộ GD&ĐT quan tâm.

Mới đây Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ GD&ĐT) đã tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình giáo dục Mầm non và sắp tới sẽ có sự sửa đổi điều chỉnh Chương trình giáo dục mầm non theo lộ trình. Sự điều chỉnh sửa đổi cao tính liên thông với CTGDPT 2018 và cập nhật được những vấn đề của giáo dục sớm... Bởi có như vậy mới thực hiệu quả quyền phát triển toàn diện của trẻ em từ 0 đến 6 tuổi...

Các nhà khoa học, giáo viên, phụ huynh quan tâm đến vấn đề Giáo dục sớm.
Các nhà khoa học, giáo viên, phụ huynh quan tâm đến vấn đề Giáo  dục sớm.

Về vấn đề đưa giáo dục sớm vào các trường học, Thứ trưởng Ngô Thị Minh lưu ý: Hiện nay có nhiều mô hình, công trình hay về nghiên cứu giáo dục sớm, tuy nhiên để đưa vào áp dụng trong hệ thống trường công lập cần có sự thẩm định của Bộ GD&ĐT.

Những chương trình, nghiên cứu về giáo dục sớm được nhập khẩu từ nước ngoài áp dụng vào một số trường ngoài công lập cũng khuyến khích nhưng cần phải có báo cáo đầy đủ với cơ quan chức năng để có sự thẩm định.

Sự thẩm định những công trình nghiên cứu, phương pháp, mô hình giáo dục sớm trong trường học là cần thiết để đảm bảo quyền của trẻ em, đảm bảo sự phù hợp đối tượng trẻ, mô hình giáo dục mỗi nhà trường, vùng miền...

Hội thảo cũng nhận được nhiều tham luận chất lượng xung quanh vấn đề giáo dục sớm trong chương trình giáo dục Mầm non sau năm 2020; Nội dung giáo dục trẻ nhà trẻ (0-3 tuổi) trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non; Song ngữ sớm và những lợi ích đối với sự phát triển não bộ của trẻ....

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cảm giác hưng phấn là một chức năng tự nhiên của cơ thể. (Ảnh: ITN)

8 lý do khiến bạn muốn 'yêu'

GD&TĐ - Hầu hết chúng ta bắt đầu cảm thấy hưng phấn khi bước vào tuổi dậy thì và đương nhiên, việc có cảm xúc tình dục là điều hoàn toàn bình thường.