Cần khoảng 48 tỷ USD phát triển kết cấu hạ tầng giao thông Việt Nam giai đoạn 2018-2023

GD&TĐ - Chiều 30/3, tại Hà Nội, Phiên Diễn đàn Đối thoại Chính sách cao cấp trong khuôn khổ Diễn đàn Thượng đỉnh kinh doanh GMS do Bộ Ngoại giao chủ trì, với chủ đề Phát triển cơ sở hạ tầng và Tài chính cho cơ sở hạ tầng đã thu hút sự quan tâm của các đại biểu tham dự, đặc biệt là bức tranh về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của Việt Nam từ nay đến năm 2023.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể phát biểu khai mạc phiên thảo luận với chủ đề Phát triển cơ sở hạ tầng và Tài chính cho cơ sở hạ tầng
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể phát biểu khai mạc phiên thảo luận với chủ đề Phát triển cơ sở hạ tầng và Tài chính cho cơ sở hạ tầng

Việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đang là ưu tiên của nhiều quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam và một số thành viên GMS. Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể - diễn giả chính của phiên thảo luận chủ đề Phát triển cơ sở hạ tầng và Tài chính cho cơ sở hạ tầng cho biết theo kế hoạch, Việt Nam tiếp tục hoàn thiện xây dựng hệ thống đường bộ cao tốc.

Theo đó từ nay đến 2020, sẽ hoàn thành thi công 654 km/ khoảng 1.300 Km đường cao tốc Bắc – Nam theo hình thức PPP (nhà nước tham gia đóng góp khoảng 40% tổng mức đầu tư), nghiên cứu phương án xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao, đường đôi khổ 1435 mm trên trục Bắc – Nam; hệ thống đường bộ, đường sắt Việt Nam đồng bộ về tiêu chuẩn kỹ thuật, kết nối thuận lợi với hệ thống đường bộ ASEAN, Tiểu vùng Mekong mở rộng và đường sắt xuyên Á; hệ thống cảng biển đáp ứng tốt nhu cầu thông quan về hàng hóa xuất nhập khẩu và nội địa;

Cùng đó nghiên cứu đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành có vai trò và quy mô ngang tầm với các cảng hàng không quốc tế lớn trong khu vực; phát triển giao thông đô thị hướng tới văn minh, hiện đại; tiếp tục đầu tư các tuyến đầu mối đô thị lớn như các tuyến vành đai 2, vành đai 3 Hà Nội và vành đai 2, vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các tuyến đường sắt đô thị ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Những nhóm giải pháp chính được đưa ra là nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, phát huy tính đồng bộ kết nối của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; tạo bước chuyển biến rõ rệt trong việc phân bổ nguồn vốn đầu tư giữa các lĩnh vực giao thông; tập trung vốn cho các công trình có tính lan tỏa, tạo sự kết nối giữa các phương thức vận tải, giữa các công trình trong cùng hệ thống, tại các vùng kinh tế trọng điểm, các cửa ngõ quốc tế.

Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông Việt Nam giai đoạn 2018-2023 toàn ngành ước tính khoảng 1.015.000 tỷ đồng (khoảng 48 tỷ USD, là nhu cầu vốn đầu tư cho các công trình giao thông do Bộ GTVT, các Tổng công ty nhà nước quản lý và các công trình chủ yếu tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh).

Trong đó, đường bộ có nhu cầu khoảng 651 nghìn tỷ đồng, đường sắt khoảng 119 nghìn tỷ đồng, hàng không khoảng 101 nghìn tỷ đồng, hàng hải 68 nghìn tỷ đồng và đường thủy nội địa hơn 33 nghìn tỷ đồng.

Khoảng hơn 300 nghìn tỷ (14 tỷ USD)được xác định sẽ huy động từ nguồn ngoài ngân sách trong nước và nước ngoài, đặc biệt là vốn nước ngoài.

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.
Minh họa/INT

Xoay chuyển tình thế

Thế giới
GD&TĐ - Ứng viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump đang trên đường đua để trở lại Nhà Trắng trong bối cảnh những cáo buộc pháp lý bủa vây ông.

Đừng bỏ lỡ