Cần dạy học sinh cách vượt qua biến cố tinh thần

GD&TĐ - Liên quan đến sự việc nữ sinh ở Nghệ An tự vẫn, đến nay vẫn chưa có kết luận nào của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, sự việc này cũng là lời cảnh báo cho nhà trường, gia đình về giáo dục kỹ năng sống, quan tâm đến đời sống tâm lý học sinh. TS. Dương Thị Thanh Thanh, Trưởng Bộ môn Tâm lí học, Khoa Giáo dục, Trường Đại học Vinh cũng đã có những trao đổi xung quanh sự việc này.

TS. Dương Thị Thanh Thanh, Trưởng Bộ môn Tâm lý học, Đại học Vinh
TS. Dương Thị Thanh Thanh, Trưởng Bộ môn Tâm lý học, Đại học Vinh

Theo TS. Dương Thị Thanh Thanh, cho đến hiện tại, vẫn chưa có kết luận nào của cơ quan chức năng nên chúng ta chưa thể khẳng định được nguyên nhân cái chết của em nữ sinh có phải là do bị tung clip hình ảnh nhạy cảm trên mạng hay không.

TS. Dương Thị Thanh Thanh, Trưởng Bộ môn Tâm lý học, Đại học VinhTS. Dương Thị Thanh Thanh, Trưởng Bộ môn Tâm lý học, Đại học Vinh

Trong cuộc sống hiện đại, việc sử dụng Internet và mạng xã hội là phổ biến. Không thể phủ nhận ngoài những lợi ích của Facebook, của Internet thì nó cũng có những mặt trái, tác động tiêu cực khôn lường.

Và sự việc em nữ sinh bị bị tung clip hình ảnh nhạy cảm trên mạng với những bình luận thiếu thiện ý khó có thể cho rằng không ảnh hưởng tiêu cực tới em. Đặc biệt là khi em đang ở lứa tuổi đang có sự biến đổi lớn về chất trong toàn bộ nhân cách, lứa tuổi đặc biệt nhạy cảm trước những tác động của dư luận xã hội.

Các nhà nghiên cứu tâm lý cho rằng có rất nhiều trường hợp trẻ gặp sự cố trong trường học, trong các mối quan hệ... nhưng người lớn không hề hay biết. Trẻ thường không muốn nói ra cho cha mẹ hoặc thầy cô giáo biết vì cảm thấy xấu hổ. Thậm chí nhiều trẻ em còn cho rằng người lớn không thể nào có thể giải quyết được những vấn đề rắc rối mà các em đang gặp phải.

Bởi vậy cha mẹ quan tâm, gần gũi, biết lắng nghe và nói chuyện thân tình với con. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy được thông cảm, được tôn trọng. Từ đó, các em cảm thấy tin tưởng được vào khả năng có thể giải quyết các vấn đề rắc rối, để sẵn lòng chia sẻ, nhờ đó cha mẹ có thể kịp thời hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ con, phòng tránh được những sự cố đáng tiếc mang tính nghiêm trọng có thể xảy ra.

Nhà trường cần tăng cường giáo dục giúp học sinh nhận thức được tính hai mặt của các trang mạng xã hội, nhất là Facebook, giúp các em có những định hướng đúng về thế giới ảo, giúp trẻ hình thành các kỹ năng ứng phó với các tình huống trên Fb, đặc biệt giúp các em có thêm kinh nghiệm, bản lĩnh xử lý tình huống khi bị tung tin với mục đích xấu, hay vô tình bị rơi vào cái bẫy của những kẻ câu like.

Ngày nay đã có nhiều sách báo khoa học hướng dẫn các biện pháp quản lí, kiềm chế, điều khiển, điều chỉnh, giải tỏa trạng thái căng thẳng của cảm xúc, đó là những tài liệu các em học sinh nên tìm đọc.

“Không bao giờ nên coi là quá muộn để học cách kiểm soát cảm xúc, và học cách kiểm soát cảm xúc cũng chính là một trong những phương thức giúp trẻ sớm vượt qua những khó khăn, những biến cố, những nỗi đau về tinh thần có thể xảy ra trong cuộc sống”, TS. Dương Thị Thanh Thanh khẳng định.

Về sự việc em nữ sinh H.T.L. gia đình không yêu cầu khám nghiệm pháp y nguyên nhân tử vong. Tuy nhiên, trang tin Songlamplus.vn – đã đăng tải nội dung clip ghi lại cảnh tình cảm của em L. đang được cơ quan chức năng tại Nghệ An kiểm tra, xác minh và đề nghị xử lý.

Về phía trường THPT Nguyễn Đức Mậu cũng đã động viên, thăm hỏi gia đình em L. Đồng thời ổn định tâm lý học sinh, giáo viên, để tiếp tục dạy và học. Không để sự việc kéo dài, gây thêm nỗi đau, chấn động đến tinh thần, đặc biệt là những em học sinh cùng lớp với L.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công ty Trái cây Nhiệt đới Hoa Kỳ giờ tên Chiquita và vẫn chưa phải chịu trách nhiệm về vụ thảm sát vì chuối năm 1928. Ảnh: Thecollector.com

Vụ thảm sát vì chuối

GD&TĐ - Năm 1928, ở Colombia, quốc gia Nam Mỹ với biệt danh đương thời là 'nước cộng hòa chuối'.