Cận cảnh khóm khoai môn “siêu khủng” nặng gần 1 tạ ở Thanh Hóa

Xin giống từ một ruộng khoai môn về trồng sau hơn 2 năm, bà Tuyết cho biết khóm khoai phát triển tươi tốt. Đến thời điểm hiện tại có gần 10 củ to, mỗi củ nặng từ 8 – 14kg, tất cả đều ăn khá ngon, bở khiến không ít người không khỏi ngạc nhiên.

Cận cảnh khóm khoai môn “siêu khủng” nặng gần 1 tạ ở Thanh Hóa

Những ngày vừa qua người dân tại thôn Yên Hòa (Lộc Tân – Hậu Lộc – Thanh Hóa) xôn xao về việc một gia đình đã trồng được một khóm khoai môn khổng lồ.

Theo đó, khóm khoai môn này được gia đình bà Lý Thị Tuyết trồng từ năm đầu năm 2017 đến nay.

Theo ghi nhận cho thấy, khóm khoai môn khổng lồ nhà bà Tuyết đã được gia đình cắt đi 4 củ lớn với trọng lượng từ 8 – 14kg để ăn cũng như biếu xóm làng, người thân thưởng thức. Đến thời điểm hiện tại, khóm khoai môn này vẫn còn nhiều củ nhưng trọng lượng mỗi củ ước chừng từ 3 - 10kg.

2 trong nhiều củ khoai môn khổng lồ nặng trên 10kg.
2 trong nhiều củ khoai môn khổng lồ nặng trên 10kg.

Quan sát cận cảnh cho thấy, lá khoai môn có đường kính lên đến 1m, riêng phần dọc cao hơn 1m đồng thời tổng cả củ lẫn lá cao đến khoảng 2,4m.

2 thân củ trong khóm khoai cũng đã trổ hoa, ra quả và đây cũng là điều rất đặc biệt đối với người dân.

Bà Tuyết cũng cho biết, dù củ khoai môn già và lâu năm nhưng khi ăn chỉ phải cắt bỏ đi phần gốc khoảng 10cm, phần còn lại vẫn cho chất lượng ngon. Đặc biệt, do khoai trồng lâu năm và có chất lượng ngon nên gia đình dùng để chế biến nhiều món ăn như: ninh xương, luộc, nấu chè hoặc nấu lẩu… đều rất ngon.

Mỗi củ khoai chỉ phải cắt bỏ khoảng 10cm phần gốc có rễ bỏ đi, còn lại đều ăn được hết.
Mỗi củ khoai chỉ phải cắt bỏ khoảng 10cm phần gốc có rễ bỏ đi, còn lại đều ăn được hết.

“Khoai chế biến được nhiều món ăn và có chất lượng ngon hơn những loại khoai môn thông thường nên nhiều người xin về ăn thử”, bà Tuyết cho hay.

Đồng thời bà Tuyết cũng cho hay, nhiều người thân, bạn bè đã đến xin giống để về trồng thử bởi bản thân khóm khoai đã và đang ra rất nhiều mầm nhỏ.

Một củ không phải to nhất nặng gần 12kg.
Một củ không phải to nhất nặng gần 12kg.

Lý giải về việc khóm khoai phát triển tươi tốt và cho củ to lớn gấp nhiều lần bình thường bà cho hay: “Giống khoai môn tôi xin của người dân nhưng khả năng trồng ở đất bùn ao, trong quá trình trồng cung cấp dinh dưỡng là đất mùn tươi tốt cộng với bản thân tôi cũng cho thêm phân lân để cung cấp dinh dưỡng cho khóm khoai”.

“Hơn thế nữa, khóm khoai được trồng tại vị trí cạnh 2 bức tường chỉ rộng có 40cm nên có thể khoai không “đẻ” thêm nhánh con nhiều mà phát triển mạnh phần củ những nhánh đã mọc lên”, bà Tuyết nói.

Khóm khoai môn bà Tuyết trồng tại vị trí rãnh xen kẹt rất hẹp.
Khóm khoai môn bà Tuyết trồng tại vị trí rãnh xen kẹt rất hẹp.
Cận cảnh 1 trong nhiều gốc khoai.
Cận cảnh 1 trong nhiều gốc khoai.
Hiện có khoảng 10 gốc nữa đang mọc lên trong khóm.
Hiện có khoảng 10 gốc nữa đang mọc lên trong khóm.
Đặc biệt, khóm khoai cũng có nhiều gốc nở hoa ra, trái. Theo nhiều người dân, đây là trường hợp khá hiếm gặp.
Đặc biệt, khóm khoai cũng có nhiều gốc nở hoa ra, trái. Theo nhiều người dân, đây là trường hợp khá hiếm gặp. 
Bà Tuyết chăm sóc khóm khoai bằng mùn giàu dinh dưỡng và phân lân.
Bà Tuyết chăm sóc khóm khoai bằng mùn giàu dinh dưỡng và phân lân.
Một củ khoai có tổng chiều cao lên đến 2,5m.
Một củ khoai có tổng chiều cao lên đến 2,5m.
Rất nhiều người dân tò mò, hiếu kỳ thích thú tạo dáng bên những củ khoai môn khổng lồ.
Rất nhiều người dân tò mò, hiếu kỳ thích thú tạo dáng bên những củ khoai môn khổng lồ.
Đường kính của củ khoai khoảng 17cm.
Đường kính của củ khoai khoảng 17cm.
Phần trên ngọn củ khoai môn khổng lồ.
Phần trên ngọn củ khoai môn khổng lồ.
Theo Giadinh.net.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học – THCS xã Đăk Ui thăm nom, tặng quà cho cựu chiến binh A Danh. Ảnh: NTCC

Chung tay xoa dịu những nỗi đau

GD&TĐ - Chiến tranh đã đi qua gần nửa thế kỷ nhưng vẫn còn những bà mẹ, thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ… cần được giúp đỡ, hỗ trợ.

Hội viên Chi hội phụ nữ bản Hỏm Hốc tìm hiểu mô hình kinh tế của gia đình chị Lò Thị Mông.

Chị Mông làm kinh tế giỏi

GD&TĐ - Trong cuộc sống vô vàn khó khăn, chị Lò Thị Mông đã vươn lên để trở thành một trong những hội viên làm kinh tế giỏi ở Tuần Giáo (Điện Biên).

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...