Cận cảnh cây bàng cổ “huyền bí” có giá trăm triệu đồng

Nằm bên dòng sông Ô Lâu thơ mộng, làng cổ Phước Tích (thuộc thôn Phước Phú, xã Phong Hòa, Phong Điền, Thừa Thiên – Huế) hiện ra với vẻ đẹp chân quê, mộc mạc. Làng cổ này càng thú vị hơn khi có một cây bàng cổ thụ khổng lồ ước khoảng 500 năm tuổi với nhiều huyền thoại.

Cận cảnh cây bàng cổ “huyền bí” có giá trăm triệu đồng

Theo gia phả của các dòng họ còn lưu giữ ở làng cổ Phước Tích thì cây bàng cổ thụ này đã có từ rất lâu, không ai xác định chính xác tuổi của nó. Nhưng dựa theo lịch sử hình thành ngôi làng từ thế kỷ thứ XV, nhiều người cho rằng cây bàng có tuổi đời khoảng 500 năm.

Cây bàng cổ thụ có dáng mọc tự nhiên, nằm bên cạnh dòng sông Ô Lâu hiền hòa. Nhưng nếu ngắm kỹ, có thể dễ nhận ra cây bàng có rất nhiều hình dáng long phượng khác nhau và được xem như bảo bối của làng, nên người dân chăm sóc rất cẩn thận.

Xung quanh cây bàng này còn có nhiều câu chuyện lý thú bởi mang vẻ huyền bí, hấp dẫn khác nhau. Dưới gốc cây bàng cổ thụ, dân làng đã lập bàn thờ để “thờ cây”. Ngày Rằm, mùng Một âm lịch hằng tháng có nhiều người dân và cả du khách đến đây cũng thắp hương ở bàn thờ cây bàng để cầu mong may mắn…

Người dân ở đây cho biết, có một số thương lái đã tới định giá cây bàng này có giá lên tới cả trăm triệu đồng.

Cây bàng có chiều cao khoảng 40 mét, tỏa bóng bên dòng sông Ô Lâu tạo nên cảnh quan thơ mộng.

Tán cây rộng phủ bóng mát có hướng nghiêng ra phía lòng sông.

Gốc cây bàng to lớn, kín vòng tay của khoảng 3 đến 4 người ôm.

Trên thân cây bàng cổ thụ có nhiều loại cây mọc kí sinh phủ xanh trông giống như hình vảy rồng, làm tăng thêm vẻ cổ kính, "linh thiêng".

Bàn thờ cây do người dân lập nên đã tồn tại từ rất lâu. Người dân luôn tỏ một lòng thành kính đối với cây bàng này.

Theo danviet.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh: Quốc Bình

Lần đầu nếm kẹo dừa non

GD&TĐ - Thực ra, kẹo dừa non được nhắc là quà đặc sản ở Phú Yên và thường mang màu vàng hoặc xanh cốm.

Khu vườn nhà êm ả. Ảnh: Ngọc Phạm

Giọt quê, giọt nhớ

GD&TĐ - Mỗi lần ai đó hỏi quê tôi ở đâu, mùa Xuân năm nay có về quê không, tôi thường trả lời quê em xa lắm, em không về...