Cận cảnh cây bạch quả đẹp nhất thế giới

GD&TĐ - Vì vẻ ngoài nổi bật của mình, nó đã được gọi là cây bạch quả đẹp nhất thế giới, và đã trở thành một điểm thu hút khách du lịch.

Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10, hàng chục nghìn người lại đổ về một ngôi chùa Phật giáo ở Trung Quốc để xem cây bạch quả hùng vĩ trút lá. Đây là một loài cây thân gỗ, được biết đến bởi vẻ đẹp xanh mướt vào mùa xuân, trĩu quả mùa hè và vàng rực khi thu về.

Ngôi chùa Phật giáo Gu Guanyin ở dãy núi Zhongnan của tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc là nơi có cây bạch quả hơn 1.400 năm tuổi. Một số người cho rằng, cây bạch quả này được trồng vào thời kỳ nhà Đường (618 – 907).

Cũng vì vẻ ngoài nổi bật của mình, nó đã được gọi là cây bạch quả đẹp nhất thế giới, và đã trở thành một điểm thu hút khách du lịch.

Cây bạch quả cổ thụ vào mùa thay lá.
 Cây bạch quả cổ thụ vào mùa thay lá.

Ghé thăm cây bạch quả cổ thụ của đền thờ Phật Bà Quan Âm luôn là một phần quan trọng trong các lễ kỷ niệm mùa thu truyền thống của người dân địa phương, nhưng kể từ khi loại cây được lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc vài năm trước.

Họ đã phải cạnh tranh với khách du lịch khắp mọi miền đất nước cũng như người nước ngoài để có cơ hội được chiêm ngưỡng tận mắt cây bạch quả đẹp nhất thế giới này.

Trở lại năm 2017, truyền thông Trung Quốc đưa tin ước tính có khoảng 60.000 người đã đến thăm cây vàng của chùa Phật Bà Quan Âm trong khoảng thời gian 20 ngày, từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 12. 

Cận cảnh cây bạch quả đẹp nhất thế giới ảnh 2

Trong thời gian này, ngôi đền đón khoảng 3.000 du khách mỗi ngày và do nhu cầu rất cao nên để đảm bảo được vào cửa, mọi người nên đặt chỗ trực tuyến. Người cao tuổi có thể được phép vào, nhưng tất cả các du khách khác phải đặt chỗ trước để được phép vào.

Do sự nổi tiếng ngày càng tăng của cây bạch quả cổ thụ, đền thờ Phật Bà Quan Âm đã tăng lượng khách hàng ngày lên khoảng 7.200 lượt, từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đều đặn hàng ngày từ 19h30 đến 22h30 các học viên gác lại công việc để đến lớp học.

Gieo hy vọng giữa núi rừng Bản Ca

GD&TĐ - Giữa núi rừng thôn Bản Ca, xã Nghĩa Tá (Thái Nguyên), tiếng đánh vần, đọc chữ của các học viên vang lên giữa không gian yên tĩnh của bản làng.

Bộ trưởng Quốc phòng Iran, Chuẩn tướng Aziz Nasirzadeh (phải) và người đồng cấp Nga Andrey Belousov.

Tình hình thảo luận Nga và Iran

GD&TĐ - Tại Moscow, bộ trưởng quốc phòng Iran và Nga họp thúc đẩy hợp tác quân sự, diễn ra song song nhiều tiếp xúc cấp cao về tình hình Trung Đông.

Học sinh Nhật Bản ăn ít hơn vì lạm phát.

Nhật Bản: Trẻ em thiếu dinh dưỡng vì lạm phát

GD&TĐ - Khảo sát mới đây của tổ chức phi lợi nhuận Good Neighbors Japan cho thấy, trẻ em Nhật Bản thiếu ăn trong kỳ nghỉ hè do giá thực phẩm và chi phí sinh hoạt tăng cao, gây nguy cơ suy dinh dưỡng.

Ảnh minh họa INT.

Khuyến học và khuyến tài

GD&TĐ - Chính sách học bổng của các cơ sở giáo dục đại học, ngoài thu hút thí sinh trong các mùa tuyển sinh, còn thể hiện chiến lược phát triển riêng của mỗi trường.