Cán bộ trẻ ĐH Quốc gia, ĐH vùng thảo luận về chuyển đổi số, kinh tế xanh

GD&TĐ - Các nghiên cứu tham gia Hội thảo đã cung cấp và đề xuất rất nhiều kiến nghị, giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề khó khăn của đất nước...

Cán bộ trẻ các Đại học Quốc gia, Đại học vùng tại hội thảo. Ảnh: Hoàng Vinh.
Cán bộ trẻ các Đại học Quốc gia, Đại học vùng tại hội thảo. Ảnh: Hoàng Vinh.

Ngày 29/9, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Đại học Đà Nẵng tổ chức Hội thảo Khoa học Cán bộ trẻ các Đại học Quốc gia, Đại học vùng mở rộng lần thứ II với chủ đề “Phát triển bền vững với chuyển đổi số, kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn”.

Theo Ban tổ chức, Hội thảo được phát động từ tháng 3/2023 và đã thu hút được 86 tác giả/nhóm tác giả gửi báo cáo tham luận. Trong đó, ban tổ chức hội thảo đã lựa chọn ra 53 báo cáo để đăng trên kỷ yếu của Hội thảo. Đặc biệt, có 9 báo cáo xuất sắc đã được hội đồng khoa học đánh giá cao và đề xuất đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng.

Chủ đề của các nghiên cứu được trải rộng từ khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội và nhân văn. Các nghiên cứu tham gia Hội thảo đã cung cấp các cơ sở lý thuyết, thực tiễn và đề xuất rất nhiều kiến nghị, giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề khó khăn của đất nước, địa phương qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội.

Rất nhiều nghiên cứu tập trung vào các chủ đề nóng hiện nay như: phát triển bền vững, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; chuyển đổi số trong quản lý, phát triển kinh tế xã hội; ứng dụng khoa học kỹ thuật trong kinh tế tuần hoàn, phát triển xanh…

PGS.TS Lê Phước Cường (Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng) trình bày báo cáo của mình tại Hội thảo. Ảnh: Hoàng Vinh.

PGS.TS Lê Phước Cường (Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng) trình bày báo cáo của mình tại Hội thảo. Ảnh: Hoàng Vinh.

Tại phiên toàn thể, các đại biểu tham dự đã được nghe báo cáo “Kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam: Từ chính sách đến thực tiễn” do TS. Nguyễn Hoàng Nam (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) và báo cáo “Ứng dụng học máy trong dự báo chất lượng nước dưới đất: Điển hình tại TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam” do PGS.TS Lê Phước Cường (Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng) trình bày.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học tham dự hội thảo còn có cơ hội chia sẻ các kết quả nghiên cứu của mình tại các tiểu ban, bao gồm: 1 tiểu ban Kinh tế, 2 tiểu ban Khoa học Xã hội và 1 tiểu ban Khoa học Tự nhiên.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ