Cái chết bất ngờ của hảo hán Lương Sơn trong Thủy Hử, nằm ngoài tưởng tượng của mọi người

Đinh Đắc Tôn không chết vì bị địch giết trong giao đấu, không chết vì bị phục kích ở các trận chiến hay mất mạng vì bị kẻ ác mưu hại mà chết vì bị rắn độc cắn.

Thủy hử là một trong Tứ đại danh tác của văn học cổ điển Trung Hoa.
Thủy hử là một trong Tứ đại danh tác của văn học cổ điển Trung Hoa.

Thủy hử của Thi Nại Am, một trong Tứ đại danh tác của văn học cổ điển Trung Hoa, là câu chuyện của 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc do Tống Giang đứng đầu đã làm kinh động Triều đình. Tuy nhiên, trên thực tế, trong 100 cuộc khởi nghĩa nông dân thời Tống, cuộc khởi nghĩa do Tống Giang lãnh đạo cho dù về quy mô hay tác động đến nhà cầm quyền triều Tống đều rất nhỏ.

Trong chính sử triều Tống chỉ chép rải rác về cuộc khởi nghĩa này và gọi là “nhóm 36 người của bọn Tống Giang”, ngoài ra không có chi tiết cụ thể về diễn biến khởi nghĩa. Ngoài cái tên Tống Giang ra, không có chép tên tuổi hay nhân thân của “36 thiên cương, 72 địa sát” nào cả.

Sau đến đời Nam Tống mới có sách Đại Tống Tuyên Hòa di sự kể ra tên tuổi của 36 người cùng những chuyện về Tống Giang, Tiều Cái, Võ Tòng… theo lối truyền kỳ, làm nền tảng cho Thi Nại Am sau này viết Thủy hử truyện.

Cốt truyện Thủy hử chính là sự hình thành và những thành tích của một nhóm người chống triều đình mà trở thành giặc cướp, thường gọi là 108 anh hùng Lương Sơn Bạc.

Trong hàng ngũ các tướng Lương Sơn có nhiều tướng giỏi, trong đó điển hình là ngũ hổ tướng gồm: Quan Thắng, Lâm Xung, Tần Minh, Hô Duyên Chước và Đổng Bình.

Tuy nhiên, sau khi nhận chiêu an và giúp Triều đình đi dẹp Phương Lạp, 108 vị anh hùng thì có 59 người tử trận. Trong đó có những đầu lĩnh phải đón nhận cái chết theo cách vô cùng bất ngờ, tiêu biểu như Trúng tiễn hổ Đinh Đắc Tôn, ông không chết vì bị địch giết trong giao đấu, không chết vì bị phục kích ở các trận chiến, cũng chẳng mất mạng vì bị kẻ ác mưu hại mà là chết vì bị rắn độc cắn.

TV Show - Thủy hử: Cái chết bất ngờ của hảo hán Lương Sơn, nằm ngoài tưởng tượng của mọi người (Hình 2).

Đinh Đắc Tôn bị rắn độc cắn chết khi đang bận phục kích quân địch.

Đinh Đắc Tôn là một nhân vật trong tiểu thuyết Thủy hử của nhà văn Thi Nại Am, ông là một trong 72 địa sát tinh. Đinh Đắc Tôn là người thành Đông Xương, Liêu Thành, Sơn Đông trên mặt và cổ ông có nhiều vết sẹo qua đánh trận nên có ngoại hiệu là Trúng tiễn hổ (Hổ trúng tên). Đinh Đắc Tôn chuyên dùng phi xoa (đinh ba ngắn).

Đinh Đắc Tôn cùng với Cung Vượng là phó tướng của Trương Thanh ở phủ Đông Xương, võ nghệ của Đinh Đắc Tôn ngang với Cung Vượng. Khi quân Lương Sơn Bạc do Lư Tuấn Nghĩa dẫn đầu tấn công phủ Đông Xương, bị Trương Thanh ném đá đánh bại. Sau đó Tống Giang dẫn quân tiếp viện cũng không thắng nổi Trương Thanh.

Trương Thanh đánh bại khoảng hơn mười đầu lĩnh Lương Sơn. Do đó quân Lương Sơn nghĩ ra kế bắt các phó tướng của Trương Thanh trước.

Khi Đinh Đắc Tôn giao chiến với Lã Phương và Quách Thịnh đã bị Yến Thanh bắn một mũi tên trúng ngựa, hất Đinh Đắc Tôn ngã xuống đất. Đinh bị bắt sống về trại quân Lương Sơn Bạc.

Sau khi chánh tướng Trương Thanh cùng thú y Hoàng Phủ Đoan quy phục Lương Sơn Bạc, Tống Giang thả Cung Vượng cùng Đinh Đắc Tôn và mời cả hai gia nhập cùng Lương Sơn Bạc. Đinh Đắc Tôn đã đồng ý gia nhập trở thành đầu lĩnh thứ 79 ở Lương Sơn Bạc giữ chức Bộ quân Tướng hiệu.

TV Show - Thủy hử: Cái chết bất ngờ của hảo hán Lương Sơn, nằm ngoài tưởng tượng của mọi người (Hình 3).

Cảnh trong phim Thủy hử.

Sau khi nhận chiếu chiêu an của triều đình, Đinh Đắc Tôn cùng anh em Lương Sơn Bạc tham gia vào các chiến dịch bình Liêu và dẹp quân nổi dậy ở miền Nam. Trong chiến dịch đánh Phương Lạp, Đinh Đắc Tôn theo Lư Tuấn Nghĩa tấn công Hấp Châu, nhưng thua trận và phải rút lui.

Sau, quân sư Chu Vũ bày kế mai phục bên ngoài trại, chờ quân Phương Lạp đến cướp trại vào ban đêm sẽ phản kích lại. Quả nhiên quân Phương Lạp trúng mai phục, quân Lương Sơn thắng lớn chiếm được thành. Tuy nhiên trong khi mai phục, Đinh Đắc Tôn bất ngờ tử nạn. Nguyên nhân cái chết của Đinh Đắc Tôn, được Thi Nại Am viết:

“Tiên phong Lư Tuấn Nghĩa vào ngồi trong trướng ở trung quân, truyền lệnh kiểm điểm các tướng hiệu, bấy giờ mới biết Đinh Đắc Tôn nấp trong bụi cỏ rậm bị rắn độc cắn chết. Lư tiên phong bèn sai mổ bụng Bàng Vạn Xuân moi lấy tim để tế bọn Âu Bằng, Sử Tiến”. Đinh Đắc Tôn không thiệt mạng bởi trúng tên địch mà chết vì bị rắn độc cắn. Đúng là một cái chết nằm ngoài tưởng tượng của tất thảy.

Theo Người đưa tin

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ