Cải cách thể chế: Khoảng cách giữa thực tế và kỳ vọng

GD&TĐ - Sáng 1/12, Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thường niên 2015 đã chính thức khai mạc với chủ đề "Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp để hội nhập quốc tế".

Cải cách thể chế: Khoảng cách giữa thực tế và kỳ vọng

Khai mạc diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực của Ban tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời khẳng định sức hấp dẫn của Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam đang thu hút ngày càng nhiều hơn sự quan tâm của các cơ quan Chính phủ, các tổ chức quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước, cùng các hiệp hội và giới nghiên cứu…

Mỗi kỳ họp diễn đàn doanh nghiệp lại có thêm nhiều thành viên mới
tham gia đã chứng tỏ cơ chế tham vấn, đối thoại giữa Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp đang ngày càng được coi trọng, hướng tới mục tiêu cải thiện các điều kiện kinh doanh cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của khối doanh nghiệp tư nhân, thuận lợi hóa môi trường đầu tư và đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế bền vững
của Việt Nam. 

10 nhóm vấn đề có liên quan tới thương mại, đầu tư, ngân hàng, thị trường vốn, nông nghiệp, giáo dục đào tạo nguồn nhân lực, ô tô, xe máy, khoáng sản, cơ sở hạ tầng và quản trị
minh bạch… đều là những vấn đề rất then chốt mà Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đồng thời, cũng là mối quan tâm thường xuyên của các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp. 

Đánh giá chung về thực trạng của nền kinh tế, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho rằng, dù đã có nhiều cố gắng song công tác cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí trên nhiều lĩnh vực và sự chuẩn bị của các doanh nghiệp để hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới còn nhiều bất cập. 

Đó là một sự thừa nhận khá thẳng thắn của người có trách nhiệm. Nhìn nhận từ thực tế có thể thấy môi trường kinh doanh ở nước ta thời gian qua dù đã được cải thiện về thể chế, về thủ tục hành chính, nhưng khâu thực thi vẫn còn nhiều tồn tại, yếu kém. Điều đó cho thấy, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp.

Tuy nhiên, cũng cần khách quan mà nói trong khi còn nhiều điểm hạn chế như vậy, Việt Nam vẫn đang trên đường hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường nên còn rất nhiều việc phải làm, nhất là đứng trước những yêu cầu ngày càng cao hơn để hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới;

trong đó, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và hoàn thiện hệ thống pháp luật và nhất là cơ chế chính sách, không có gì đáng ngạc nhiên khi là vấn đề trọng tâm
của Diễn đàn doanh nghiệp thường niên 2015 lần này.
Thừa nhận thực tế này, đại diện cộng đồng doanh nghiệp, TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI nhận định, nhìn chung nỗ lực cải cách thể chế của Chính phủ và các cấp ngành đã đạt những kết quả tích cực song chưa đáp ứng được kỳ vọng của doanh nghiệp.
Điều đó cũng có thể nhận thấy qua khảo sát gần đây của VCCI, với cải cách thủ tục hành chính thuế và hải quan, tín hiệu đáng lo ngại là doanh nghiệp tư nhân càng lớn thì chi phí tuân thủ thủ tục hành chính càng cao; doanh nghiệp quy mô càng lớn và kinh doanh càng thành công thì bị thanh tra, kiểm tra càng nhiều.
Đây rõ ràng là một lực cản đáng kể làm cho các doanh nghiệp không lớn lên được và quy mô bình quân của doanh nghiệp Việt Nam đang nhỏ dần đi theo các số liệu thống kê công
bố gần đây. Đó là điều cần phải được quan tâm xem xét và có biện pháp khắc phục.
Song hành với cải cách hành chính, cải cách tư pháp hơn lúc nào hết cần phải là một trọng tâm cải thiện môi trường kinh doanh sắp tới. Bước sang năm 2016, với những nhiệm vụ trọng tâm chuẩn bị tích cực cho việc thực thi các hiệp định thương mại tự do.
Cơ hội mở ra đồng nghĩa với gánh nặng của hội nhập cũng đè lên vai cảcác cơ quan Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ