Cách vừa chăm sóc gia đình vừa giảm áp lực cho bản thân trong đại dịch Covid-19

GD&TĐ - Đại dịch Covid-19 đã tạo ra tình trạng căng thẳng và áp lực cho rất nhiều người, đặc biệt là các bậc cha mẹ. Healthysteps có một vài lời khuyên cho các phụ huynh vào thời điểm khó khăn này.

Cách vừa chăm sóc gia đình vừa giảm áp lực cho bản thân trong đại dịch Covid-19

1. Chấp hành quy định giãn cách xã hội

Điều quan trọng là cần thay đổi thói quen của bạn để giảm thiểu rủi ro cho gia đình và xã hội.

Ở nhà càng nhiều càng tốt và tránh xa người khác 2 mét khi có việc cần ra ngoài. Trẻ em nên ở nhà nhiều nhất có thể. Thường xuyên rửa tay ít nhất 20 giây.

2. Chăm sóc tốt cho bản thân

Tự chăm sóc bản thân không phải là ích kỷ. Đó là cách tốt nhất để giữ gìn sức khỏe bản thân để bạn có thể chăm sóc tốt cho con cái của mình.

Bạn có thể lo cho sức khoẻ của chính mình và các thành viên trong gia đình. Bạn có thể lo lắng về thu nhập bị giảm hoặc không có đủ hàng hoá thiết yếu để mua.

Tuy vậy, hãy cố gắng tạo thời gian biểu hợp lý và thiết lập các thói quen trong thời gian giãn  cách cho cả gia đình. Đảm bảo rằng bạn đã ngủ đủ để giảm bớt sự căng thẳng. Nếu có thể, hãy cố gắng tránh tranh luận với đối tác của bạn.

3. Hãy thoải mái với bản thân và con cái của bạn

Nếu bạn đang căng thẳng và lo lắng, hãy tự cho phép mình nghỉ ngơi và thư giãn. Bạn có thể đặt em bé vào cũi và đi lại nhẹ nhàng. Gọi điện cho bạn bè hoặc thành viên gia đình để được hỗ trợ về mặt tinh thần.

Tranh thủ ngủ trưa khoảng 30 phút có thể làm giảm hàm lượng hoóc môn stress và giúp bạn tỉnh táo hơn. Nếu con bạn đã lớn và không muốn ngủ trưa, hãy yêu cầu con tự sắp xếp thời gian nghỉ ngơi vào thời điểm nhất định trong ngày.

4. Đừng mong đợi con bạn học các kỹ năng mới tại thời điểm này

Bất kế lúc nào và tâm trạng ra sao bạn vẫn là điểm tựa của con cái. Chúng luôn cần bạn và không muốn thay đổi thói quen hàng ngày.

Cố gắng kết nối với con ngay cả khi tâm trạng không được tốt. Hãy chăm sóc con bằng tất cả tình yêu thương và sự quan tâm khi bạn có thể.

5. Nhận biết được hành vi của con

Trẻ nhỏ thường khó chịu khi thay đổi thói quen là điều bình thường. Tuy nhiên, hầu hết chúng không dùng từ ngữ để chia sẻ những cảm xúc này mà "nói" với bạn thông qua hành vi. Trẻ có thể quấy khóc, la hét, một số muốn ngậm ti giả hoặc thức suốt đêm.

Hãy nghĩ xem hành vi của con bạn có thể nói với bạn điều gì. Những cái ôm đúng lúc không chỉ khiến trẻ vui vẻ mà còn giúp trẻ dễ chụi hơn khi chúng đang cảm thấy khó chụi.

6. Khi mọi thứ trở nên quá khó khăn, hãy tập trung vào hơi thở của bạn

Hãy áp dụng mỗi khi bạn lo lắng và căng thẳng. 

- Đặt một tay lên bụng và một tay trên ngực

- Hít sâu và thở ra từ từ, nhẹ nhàng 

- Lặp lại hai đến bốn lần

Theo healthysteps.org

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

Ảnh: Quốc Bình

Đu đủ là vừa!

GD&TĐ - Trước khi trời đổ mưa rào giao mùa Xuân sang Hạ, chị liền hối đứa nhỏ bắc ghế hái những quả đu đu đã lớn hết cỡ, vỏ ngả ương ương.
Đau đầu hay nhức đầu là tình trạng rất phổ biến, có thể gặp phải ở bất cứ nhóm tuổi nào. Ảnh minh họa: INT

Đi tìm nguyên nhân gây bệnh đau đầu

GD&TĐ - Có hai nhóm nguyên nhân chính gây đau đầu là nguyên phát và thứ phát, trong đó, đau đầu nguyên phát chiếm 90% và là cơn đau do bệnh lý cụ thể gây ra.