Khi nguồn nước sinh hoạt nhiễm bẩn
Đây là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật cho con người. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới, có đến 80% nguyên nhân nhiễm bệnh ở các nước đang phát triển liên quan đến nguồn nước.
Nguồn nước bẩn không chỉ gây tác hại tức thời, nó gây ra những bất tiện trong cuộc sống hàng ngày như các vật dụng trong gia đình nhanh hỏng, bị ố màu, hoen rỉ, con người còn bị lỡ loét chân tay nguy hại hơn nữa là những căn bệnh nan y.
Hãy thường xuyên kiểm tra mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước từ sớm để có giải pháp xử lý hữu hiệu sẽ giúp ngăn chặn bệnh tật có liên quan.
Dấu hiệu nước sinh hoạt bị ô nhiễm:
Nguồn nước bị nhiễm Mangan
Để biết nguồn nước có bị nhiễm Mangan hay không, bạn nên kiểm tra các dụng cụ trong nhà. Khi có hiện tượng bám cặn đen ở những thiết bị sành sứ như bồn cầu, bình nóng lạnh trong nhà tắm hay bám cặn ở các dụng cụ đun nước khi nấu ăn khiến thức ăn nấu lâu chín hơn thường lệ.
Nguồn nước bị nhiễm Asen
Nồng độ Asen trong nước có thể được phát hiện thông qua cách làm hết sức đơn giản sau đây: Bạn để nước trong bình chứa một thời gian sau đó quay lại kiểm tra xem nước bên trong bình chứa có hiện tượng đục, màu trắng sữa hay không. Nếu có thì chính xác là nguồn nước nhà bạn nhiễm nồng độ Asen cực kỳ lớn và vô cùng nguy hại cho sức khỏe cả nhà.
Nguồn nước bị nhiễm phèn, sắt
Khi nguồn nước sinh hoạt gia đình bị nhiễm phèn, sắt thì các thiết bị hay vật dụng trong nhà sẽ có các vết hoen ố hay gỉ sét rất dễ nhận biết. Đồng thời mùi tanh, có váng cũng như màu vàng đậm của nước cũng góp phần giúp bạn khẳng định nguồn nước máy gia đình nhiễm phèn, sắt.
Ngoài ra, bạn cũng có thể làm thí nghiệm với chè khô hoặc mủ cây chuối để nhận biết liệu trong nguồn nước gia đình có nhiễm phèn, sắt hay không. Cho nước chè khô hoặc mủ cây chuối nhỏ vào nước và chờ trong giây lát. Nếu nước chuyển màu thành tím thì chứng tỏ nước sinh hoạt gia đình bạn đã bị nhiễm bẩn.
Nguồn nước cứng (nhiễm canxi)
Không dễ dàng gì để bạn phân biệt được nguồn nước cứng bằng mắt thường mà không qua các thí nghiệm xác thực. Bằng cách đun sôi nước, bạn mới có thể kiểm tra được nguồn nước cứng này. Nếu sau khi đun sôi nước, bạn thấy có hiện tượng cặn trắng, váng xuất hiện thì đấy chính là nguồn nước gia đình bạn đã nhiễm canxi nặng.
Nguồn nước máy bị nhiễm Clo, Amoni
Hiện tượng trong nước có mùi Clo cực kỳ khó chịu gần như mùi của thuốc tẩy và có ánh vàng. Dấu hiệu này chỉ báo nguồn nước máy gia đình bạn đã bị nhiễm Clo, Amoni.
Nguồn nước máy bị nhiễm Nitrit
Hãy luộc thịt bằng nguồn nước này, nếu thịt sau khi luộc có màu hồng đỏ thì chứng minh được nguồn nước máy này đã bị nhiễm Nitrit. Bởi Nitrit gây ức chế hồng cầu khiến thịt có màu hồng đỏ tương tự thịt không chín.
Thực tế còn nhiều tạp chất khác có thể lẫn vào trong nguồn nước sinh hoạt gia đình, cần có các phương pháp kiểm tra chuyên sâu hơn từ các nhà chuyên môn với sự hỗ trợ của thiết bị chuyên dụng.
Sử dụng nước bị ô nhiễm là nguy cơ gây tác động xấu đến sức khỏe. |
Phương pháp lọc styren trong nước
Một trong những chất gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt ở một số khu vực tại Hà Nội những ngày gần đây là chất styren. Theo các chuyên gia, sử dụng than hoạt tính dạng hạt kết hợp sục khí qua tháp chèn có thể giúp lọc nguồn nước bị nhiễm styren.
Styren là chất hữu cơ lỏng không màu, nhẹ hơn nước, không tan trong nước, dễ bay hơi và có vị ngọt, nhưng bốc mùi khó chịu khi đậm đặc. Styren được sử dụng rộng rãi để sản xuất polystyren và nhiều polymer khác, nhựa, lớp phủ và sơn.
Styren nằm trong danh mục những chất gây ô nhiễm không khí độc hại, theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ. Chất này hoạt động tích cực trong khí quyển và có thể góp phần hình thành khói mù cũng như chất gây ô nhiễm thứ cấp.
Styren ngấm vào nước sẽ nhanh chóng bay hơi hoặc phân hủy do hoạt động của vi khuẩn. Chất này không bám vào đất và có thể ngấm xuống nguồn nước ngầm. styren cũng hiếm khi tích tụ ở động vật sống dưới nước.
Nếu tiếp xúc trong thời gian ngắn, styren có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe như tác động tới hệ thần kinh, dẫn tới trầm cảm, mất tập trung, mệt mỏi, suy yếu và nôn mửa. Về lâu dài, styren có thể phá hủy gan và mô thần kinh, dẫn tới ung thư.
Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) khuyến cáo sử dụng than hoạt tính dạng hạt (GAC) hoặc phương pháp sục khí qua tháp nén để loại bỏ styren ra khỏi nguồn nước.
Tuy nhiên, than hoạt tính chỉ có tác dụng với một lượng nước nhất định. Sau đó, than sẽ không còn khả năng hoạt động nữa do đã bão hòa. Xử lý nước bằng cách sục khí rất hiệu quả đối với những chất hữu cơ dễ bay hơi như styren hoặc dung môi công nghiệp, kim loại như sắt và mangan.
– Luôn dùng nước đã đun sôi.
– Uống nước đun sôi mới sau 24h, tránh nước bị nhiễm khuẩn trở lại.
– Để lắng và gợn nước sau đó phơi nước dưới ánh nắng trong khoảng thời gian từ 1-2 ngày. Cần thiết sử dụng các phương pháp lọc nước như lọc nước bằng than hoạt tính, lọc nước dạng phun mưa, …
Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tạm thời. Muốn có nguồn nước sạch đảm bảo tiêu chuẩn của bộ y tế bạn cần mang nước đến trung tâm phân tích thành phần nước để được tư vấn về cách kiểm tra nguồn nước và biện pháp xử lý hiệu quả nhất.