Cách trồng lan hồ điệp tại nhà
Vào mỗi dịp tết, lan hồ điệp luôn nhận được sự quan tâm và ưu ái của rất nhiều gia đình khi muốn tô điểm cho ngôi nhà. Tuy nhiên, sẽ thật tuyệt hơn nếu cây lan đó do chính tay bạn trồng. Vậy tại sao bạn không thử tự trồng lan hồ điệp ngay tại nhà? Nó sẽ rất có ý nghĩ hơn đấy.
1. Lựa chọn chậu thích hợp để trồng lan hồ điệp
- Khi lựa chọn chậu cho lan hồ điệp, thì chậu phải là chậu màu trắng trong và nông để cho rễ phát triển thuận lợi và cho quang hợp.
Lựa chọn chậu trồng lan hồ điệp phải phù hợp với cây trồng |
- Đối với con thì nên dùng chậu 5cm, sau 4 – 6 tháng cây lớn vừa chuyển sang chậu 8,3cm, sau 9 – 12 tháng cây lớn đổi sang chậu 12cm.
2. Chọn giá thể trồng lan hồ điệp
Đối với từng loại lan, ta sẽ có từng loại giá thể trồng cho phù hợp. Bởi giá thể trồng là một trong những yế tố rất quan trọng quyết định tới tỷ lệ sống của cây vườn ươm cũng như sinh trưởng phát triển của cây thương phẩm.
Hãy lựa chọn giá thể phù hợp để có thể trồng lan hồ điệp tại nhà |
Yêu cầu: Giá thể cần tơi xốp, thoáng khí và có khả năng giữ nước và thoát nước tốt như: dớn trắng, rễ loài quyết, than bùn, đá chân chu, miếng sứ vụn… Đối với mỗi chất nền khác nhau cần có biện pháp chăm sóc khác nhau đặc biệt là nước.
Có thể tách mầm từ các chậu lan lớn, mỗi phần để 2-3 nhánh. Dùng dao sắc khử trùng bằng cồn, vết cắt cần gọn, sau cắt bôi vôi vào vết cắt cho nhanh lành sẹo.
3. Chăm sóc hoa lan hồ điệp
Thay chậu lần 1:
Bước 1: Trước khi lấy cây ra khỏi bình cần đặt bình nuôi vào nhà ấm 3 –4 ngày để luyện cây, sau đó lấy cây con ra, dùng nước sạch rửa hết aga và chất nuôi, cần rất cẩn thận để tránh gây tổn thương rễ.
Cách trồng lan hồ điệp đơn giản nhất ngay tại gia đình |
Bước 2: Dùng nước khử trùng hoặc dung dịch Bicromat Kali 0,05% ngâm 5 phút khử trùng. Sau đó lấy cây ra và chia thành từng loại: hai lá cách nhau hơn 5cm là đặc cấp, từ 3 – 5cm là cấp 1, 2 –3 cm là cấp 2.
Bước 3: Hong khô rồi dùng giá thể bọc rễ lại chỉ để hở gốc và lá.
Chú ý:
+ Đảm bảo lượng nước cho cây sinh trưởng tốt vì sức chịu hạn của cây con yếu.
+ Cung cấp đủ ánh sáng tốt nhất khống chế ở 5.000 – 7.000 lux, sau đó sẽ tăng dần (tối đa 12.000 lux). Nhiệt độ ở giai đoạn này nhất thiết không được thấp hơn 20oC, tốt nhất là 23oC, đồng thời đảm bảo thông gió tốt.
Thay chậu lần 2:
Trong giai đoạn thứ 2 này, nếu khoảng cách 2 lá tới 18cm thì sang chậu lần 2, cách làm giống như trên và thay sang chậu nhựa trong 12cm.
Trồng lan hồ điệp tại nhà |
Trước khi vào thời kỳ ra hoa 2 – 3 tháng, cần thay bằng phân có hàm lượng lân và kali cao (tỷ lệ N:P:K = 10:30:20), kết hợp phun KH2PO4 để kích thích phân hóa mầm hoa và làm cho cuống hoa to khỏe. Ở giai đoạn này tăng độ chiếu sáng lên 18.000 – 20.000 lux.
Thúc đẩy quá trình ra hoa của lan:
Khi bắt đầu có từ trên 4 lá là có thể phân hóa mầm hoa, dưới nách lá thường có 2 mầm chính và phụ. Mầm phía trên là mầm hoa nguyên thủy, mầm dưới là mầm dinh dưỡng. Các mầm này phát triển tới mức độ nhất định thì ngủ nghỉ. Trải qua thời gian xử lý nhiệt độ thấp (18 – 25oC) hoặc nhiệt độ chênh lệch ngày đêm từ 8 – 10oC sẽ sinh ra mầm hoa. Tỷ lệ phân hóa hoa có liên quan tới thời gian xử lý nhiệt độ thấp dài hay ngắn.
Các loại sâu bệnh gây hại cho cây
Bạn có biết, khi cây phát sinh bệnh, nếu không xử lý kịp thời sẽ nhanh chóng truyền đến rễ, thân, làm thối rễ, đổ cây và có thể tác hại hủy diệt cả cây. Con đường lan truyền chủ yếu là bào tử truyền qua nước tưới. Lá lan cũng có thể bị nhiễm bệnh, xong nguồn bệnh xâm nhập vào cây chủ yếu qua vết thương ở cổ rễ và đoạn gố thân làm cho rễ bị thối, lá rụng.
Khi phát hiện dấu hiệu của bệnh, ta cần phải có ngay những biện pháp phòng trừ |
Biện pháp phòng chống:
+ Luôn giữ cho nhà vườn thông gió tốt
+ Không để cho cây bị thương, bị xây sát, nhất là khi thay chậu. Nếu có vết thương phải khử trùng ngay.
+ Cây con bị bệnh cần lập tức nhổ bỏ cả giá thể, đốt bỏ hoặc chôn sâu.
Bệnh thán thư - Gây hại lá già và lá của cây sinh trưởng kém.
Nếu cây có những vết bệnh màu nâu đen, màu xám nhạt, hình trứng hoặc hình không quy cách, có khi là những vòn tròn đồng tâm nhỏ màu nâu đen hoặc màu phấn hồng thì cây đang mắc phải bệnh thán thư. Cách phòng bệnh:
+ Kịp thời ngắt bỏ lá già, lá khô, lá bị thối nát, bị rét hại và bị cháy do nóng để loại bỏ nguồn bệnh.
+Nếu bệnh nặng thì loại bỏ cả cây.
Bệnh muội than – Làm giảm quang hợp và làm xấu lá.
Phát sinh bệnh ở nhà vườn không thông thoáng, thiếu ánh sáng, cây bị rệp, bọ phấn, rệp sáp gây hại dẫn đến sinh bệnh ở mép lá cả mặt trên và mặt dưới, thân củ giả và trên cành hoa phủ một lớp phấn muội tạo than.
Biện pháp phòng trừ:
+ Phòng trừ rệp, rệp sáp, bọ phấn
+ Khi xuất hiện bệnh dùng vải ướt lau sạch vết bệnh
+ Chọn giống không có tuyến tiết ra nước ở lá
Tuy nhiên, đối với từng loại bệnh, nếu cây có những biểu hiện không theo chiều hướng tốt thì các bạn cũng nên đi đến những nơi chăm sóc hoa lan chuyên biệt để có sự tư vấn cũng như có những loại thuốc đặc trị. Chúc các bạn thành công!